1552 lượt xem

Giai Cấp trong xã hội Mỹ và Ấn

Thích Pháp Cẩn

 

Hôm nay đọc lại cuốn sách Xã Hội Học.
Ảnh dưới là giai cấp (class) trong xã hội Mỹ mà ai học lớp Xã Hội Học (sociology) thì biết. Nước Mỹ chia làm 6 giai cấp.
Nó khác một chút so với Ấn Độ với 5 giai cấp (ảnh):


Bramin là tầng lớp cao nhất trong xã hội gồm thầy tu và những người trí thức. Tầng lớp này duy trì văn hóa và phong tục, dạy dỗ cho các tầng lớp khác.
Kshatriya là tầng lớp cai trị và bảo vệ lãnh thổ bao gồm những đấu sĩ, những người cai trị.
Vaishya là tầng lớp làm kinh tế trong xã hội như nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
Shudra là tầng lớp thấp kém nhất làm những công việc phục vụ người khác như người giúp việc, đầy tớ.
Ngoài ra trong xã hội Hindu còn có tầng lớp thứ 5 là Dalit bị xem là nằm bên ngoài xã hội gồm những người vi phạm luật pháp, vi phạm chuẩn mực văn hóa, người quét rác,…

Theo các nhà xã hội học, giai cấp ở Mỹ dựa vào 3 tiêu chí chính là Thu Nhập, Giáo Dục, và Nghề Nghiệp Quý Phái (Sociologists use income, education, and occupational prestige to measure social class). Có ý kiến cho rằng có thể có tiêu chí chủng tộc? Không có nhiều thời gian nên mình chỉ nói về tiêu chí thứ nhất là Thu Nhập (hằng năm):

1. Giai Cấp Cùng Đinh. Nếu một người Mỹ một năm thu nhập dưới 12 ngàn đô thì được xếp ở giai cấp cùng đinh hay không còn được gọi là giai cấp nữa (underclass). Tầng lớp này chiếm 5% dân số Hoa Kỳ. So sánh với vài nước khác thì thấy rằng theo số liệu từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế năm 2019, bình quân đầu người của thế giới là 11,355 đô. Tức tính trung bình thì nhân loại được xếp ở dạng cùng đinh ở Mỹ. Vài quốc gia gần bằng mức bình quân đầu người của nhân loại là Nga (11,162), Malaysia (11,136), Mexico (10,118), Trung Quốc (10,098)…Tất nhiên tính thế này thì cũng chưa phản ánh đầy đủ bức tranh thu nhập vì cuộc sống chi tiêu ở các quốc gia này ít tốn kém hơn ở Mỹ (phải dùng thêm tiêu chí thứ 2 là bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương GDP (PPP) per capita).
Người xuất gia trong vài nhánh phái ở Mỹ (thí dụ thiền) có thể nằm trong giai cấp này (dù có thể họ nghĩ họ đã xoá bỏ được giai cấp rồi?!).

2. Giai Cấp Lao Động Nghèo. Thu nhập dưới 19 ngàn đô một năm. Gồm những người làm công nhân, lao động tay chân khá nặng nhọc kiểu ăn no vác nặng. Một số nhập cư lậu vào Mỹ bị chủ bóc lột thoả thuận trả lương thấp hơn mấy lần so với mức tối thiểu (nhưng so ra lương ấy vẫn cao hơn mấy lần so với thu nhập ở quê cũ). Giai cấp này chiếm 15% dân số.

3. Giai Cấp Lao Động. Thu nhập dưới 36 ngàn đô. Gồm những công nhân, người bán hàng rong, bán lẻ, nghề thủ công, làm việc bán thời gian, thi sĩ, tăng lữ một số tôn giáo…Chiếm 30% dân số.

4. Giai Cấp Hạ-Trung Lưu. Thu nhập dưới 60 ngàn đô. Làm những nghề bán chuyên nghiệp, quản lý nhóm nhỏ, nghề thủ công, chạy taxi…Giới này chiếm 34% dân số.

5. Giai Cấp Thượng-Trung Lưu. Thu nhập dưới 125 ngàn đô. Gồm những chuyên gia, quản lý cấp cao…Chiếm 15% dân số.

6. Giai Cấp Tư Bản. Thu nhập triệu đô. Gồm các nhà đầu tư, thừa kế, sếp cao trong tập đoàn…Giới này chiếm 1% dân số Mỹ.

 

 

Facebook Comments Box

Trả lời