761 lượt xem

Cần phân biệt giữa Chân Lý Tôn Giáo và Sự Thật Khoa Học

Thích Pháp Cẩn

Cần phân biệt giữa religious truth (chân lý tôn giáo) và scientific fact (sự thật khoa học) hay historical fact (sự thật lịch sử). Cần phân biệt giữa religious truth (chân lý tôn giáo) và scientific fact (sự thật khoa học) hay historical fact (sự thật lịch sử).Đôi khi, cả hai điều này giống nhau, nhưng đôi khi, thật ra rất nhiều khi, cả hai chả giống gì nhau, đôi khi ngược nhau.

Tâm lý tôn giáo thì tín đồ tôn giáo hay nghĩ tôn giáo tôi rất khoa học, đôi khi siêu việt khoa học (rồi họ hay suy diễn các tôn giáo khác chả khoa học gì, mâu thuẫn với khoa học nhiều rồi). Còn nếu khoa học có chỗ nào mâu thuẫn với tôn giáo tôi thì chỗ ấy khoa học sai. Điều này có trong tín đồ tôn giáo Tây Phương cũng như tín đồ tôn giáo Á Đông.

 

Thí dụ về sự khác nhau giữa chân lý tôn giáo và sự thật lịch sử là trong chân lý một tôn giáo Ấn Độ nào đó, vị sáng lập là thái tử (prince) rồi đi tu. Nhưng trong sự thật lịch sử thì vị đó không phải là thái tử.

Người Tây Tạng đã đi đến mức này. Họ có học rằng trong triết lý Phật Giáo Ấn Độ, có câu hỏi rằng nếu lỡ bậc giác ngộ có những tuyên bố sai bét về vũ trụ thì sao? Câu hỏi này rất thú vị. Thường thì tín đồ hay vo tròn lãnh tụ tôn giáo, họ nghĩ sự diễn giải về mọi vấn đề của đấng ấy là đúng không thể sai được. Nhưng nay có câu hỏi này khá hay.Câu trả lời là nếu lỡ đấng giác ngộ có lý giải sai một số vấn đề về địa lý thì cũng không ảnh hưởng đến đức tin của chúng ta về sự giác ngộ của đấng này và sự chỉ dạy của vị này về con đường dẫn đến sự giác ngộ ấy.

Đừng nghĩ rằng những tuyên bố trong tôn giáo tôi là sự thật vượt thoát không gian thời gian. Đôi khi một số tuyên bố trong tôn giáo cũng đúng với sự thật lịch sử hay sự thật khoa học nhưng đôi khi nó sai bét hay đôi khi nó không phù hợp với tâm thức những cá nhân có óc khoa học trong thế kỉ 21. Điều này không chỉ “đúng với các tôn giáo khác trừ tôn giáo tôi,” nó còn đúng cho cả tôn giáo mà bất cứ ai đang theo.

 

Facebook Comments Box

Trả lời