HT. Thích Bửu Đức Thích Tuệ Nhân Thích Trừng Sỹ Ảnh An Lê
LỄ HỘI VĂN HÓA PHẬT ĐẢN CHÍNH THỨC ĐƯỢC TỔ CHỨC Ở THỦ PHỦ AUSTIN, TEXAS NĂM 2025
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2025, sự kiện đặc thù của lễ hội Phật giáo toàn cầu được dược diễn ra vô cùng dặc biệt tại THỦ PHỦ AUSTIN, TEXAS. Đây là lần đầu tiên được các nghị viên và Dân Biểu trong Quốc hội Texas, Hoa Kỳ chấp nhận và thông qua Đại Lễ Vesak bao gồm ba sự kiện quan trọng gắn liền với cuộc đời của Đức Phật: Đản Sinh, Thành Đạo, và Nhập Niết-bàn.
Trong Đại Lễ Vesak này, với sự tham gia của Tăng Đoàn Phật giáo quốc tế bao gồm các vị cư sĩ và tu sĩ Nam tông, Bắc tông, và Mật tông đến từ các Chùa Thái Lan, Miến Điện, Tây Tạng, Lào, Campuchia, Tích Lan, Nepal, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Hoa Kỳ, v.v… Tất cả đều có mặt trong ngày lễ Vesak long trọng này ở Thủ Phủ Austin, Texas, Hoa Kỳ.
Khi buổi lễ Vesak sắp diễn ra, thì trước tiên, chư Tăng Ni và quý vị cư Sĩ đều được mời vào bên trong hội trường Quốc hội Austin để lắng nghe các nghị viên và Dân biểu thông báo ngày đại Lễ Vesak được xem như là ngày lễ hội văn hóa tâm linh toàn cầu của Phật giáo được chính thức tổ chức tại Thủ Phủ Austin, Texas vào ngày Rằm Trăng Tròn tháng năm hằng năm.
Sau khi nghe thông báo xong về ngày đại lễ Vesak, mọi người đều ra bên ngoài ngày trước lối vào chính của tòa nhà Quốc Hội Thủ Phủ Austin, Texas để cùng nhau làm lễ Vesak với sự tham dự của nhiều người khác nhau. Dân biểu Salman Bhojani là người tài trợ cho lễ hội Vesak ngay ngày hôm đó.
Về phía chư Tăng Ni Phật giáo quốc tế, dưới sự chứng minh của Trưởng Lão Thiền Sư Myauk Oo, người Miến Điện. Về phía Tăng Ni và Phật tử Việt Nam, dưới sự chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Đức, Trú trì Chùa Hương Đạo ở Fort Worth, và người điều phối chương trình là Thượng tọa Thích Tuệ Nhân.
Phần giới thiệu khai mạc buổi lễ là Dr. Neeraj. Phần tụng Kinh đại lễ Phật Đản và phần ghi thức Tăng Phật sơ sinh là chư Tăng Ni quốc tế. Sau đó, mọi người chụp hình lưu niệm. Nói chung, buổi đại lễ Phật đản được tổ chức tại Thủ Phủ Austin, Texas đã diễn ra thành công viên mãn.
Những vị được mời phát biểu và chia sẻ cảm tưởng của mình trong ngày đại lễ Vesak. Trước tiên, Thiền Sư Myauk Oo ban đạo từ bằng cách kêu gọi mọi người cùng nhau đóng góp cho công trình xây dựng Bảo tháp Dhammacetiya lịch sử tại Chùa Hương Đạo, thành phố Fort Worth, Texas.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Đức phát biểu chúc mừng. Đây là lần đầu tiên Phật giáo quốc tế được chính thức tổ chức tại Thủ Phủ Austin, Texas.
Kế tiếp là chư Tăng các nước gồm có Thái Lan, Tây Tạng, Việt Nam phát biểu cảm tưởng về ngày đại lễ Vesak rất vui và rất ý nghĩa.
Trong buổi lễ Vesak ngày hôm ấy, đại diên Phật giáo Bắc tông, Thầy Trừng Sỹ được mời phát biểu và nói lên các loại ân đức Phật Bảo, ân đức Pháp Bảo, ân đức Tăng Bảo, và ân đức hộ trì Tam Bảo của những hằng Phật tử tại gia trong thời hiện đại.
Về phía các vị chính khách Dân Biểu, gồm có Ông Bhojani, Ông Suleman Lalani, Ông Hubert Võ, v.v… cùng nhau nói lên những lời cảm hứng quý báu vào ngày Rằm Trăng Tròn Tháng Năm, ngày đại lễ Vesak, ngày lễ hội văn hóa tâm linh toàn cầu sẽ được tôn vinh tại Thủ Austin, Texas hằng năm.
Tất cả đều phát biểu tri ơn và trân quý sự có mặt của chư tôn thiền đức Tăng Ni và các vị Phật tử trong buổi lễ Vesak trang trọng này, và nhất là ủng hộ công trình xây dựng Bảo Tháp Tàng Kinh Thánh Điển Dhammacetiya tại Chùa Hương Đạo.
Sau phần phát biểu cảm tưởng của các vị, buổi tụng Kinh đại lễ Phật Đản bằng tiếng Pali rất trầm hùng và ấm áp. Tiếp theo đó, mọi người đều thực hiện lễ tắm Phật bằng cách múc gáo nước tưới lên tượng Đức Phật sơ sinh và thầm nói rằng; không làm các điều ác, hãy làm các việc lành, và giữ tâm ý trong sạch.
Sự kiện này diễn ra rất thù thắng kể từ khi đạo Phật có mặt ở Hoa Kỳ nói chung và ở tiểu bang Texas nói riêng. Khi nghe sự kiện thù thắng này được thông báo, những người con Phật ở Texas và ở Hoa Kỳ đều vô cùng hoan hỷ.
Sự kiện đặc thù này mọi người được biết Liên Hiệp quốc thông qua và ngày 15 tháng 12 năm 1999. Đại Lễ Vesak Phật Đản là lễ hội văn hóa tâm linh toàn cầu cho những người Phật tử và không phải Phật tử noi theo, ca ngợi, và tôn vinh.
Chúng ta biết trong tổ chức của Liên Hiệp quốc bao gồm nhiều vị nguyên thủ quốc gia, các nhà triết học, tâm lý học. xã hội học, thần học, v.v… Tất cả đều đồng ý và bầu chọn đại lễ Phật đản Vesak là ngày lễ hội văn hóa tâm linh toàn cầu.
Những nét đặc thù của đạo Phật trong ngày đại lễ Vesak Hòa bình
1. Trong lễ hội văn hóa tâm linh toàn cầu của đạo Phật, các con vật không bị giết hại. Trong khi lễ hội văn hóa của các tôn giáo khác, thì vô số các con vật bị giết hại và làm thịt.
2. Kể khi đạo Phật có mặt trên thế gian này trên hai mươi sáu thế kỷ qua, đạo Phật không bao giờ gây ra chiến tranh tôn giáo. Trong khi đó, các tôn giáo dù lớn hay nhỏ, dù địa phương hay quốc tế đều đã từng gây ra chiến tranh tôn giáo.
3. Cuộc đời của Đức Phật từ khi còn trong bụng mẹ, sinh ra, lớn lên, đi tu, giác ngộ, hoằng dương chánh Pháp, và nhập diệt, Đức Phật luôn giảng dạy tinh thần bất bạo động, từ bi, trí tuệ, và hòa bình cho pháp giới hữu tình và vô tình chúng sinh trên khắp hành tinh này.
Đức Phật được mệnh danh là vị Vua hòa bình, vị Thầy hòa bình, vị lãnh đạo tâm linh cao thượng hòa bình xuất hiện trên thế gian này gần ba nghìn năm. Cho tới bây giờ, chúng ta không bao giờ tìm thấy một vi giáo chủ tâm linh nào trên thế gian nào nổi bậc và vượt qua hơn Đức Phật.
4. Những gì Đức Phật và các đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài thuyết giảng thì được gọi là chánh Pháp. Mọi người trên thế gian này không bao giờ phát hiện và tìm ra bạo động, hận thù, tham, sân, si, vô minh, phiền não, tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, và tà định trong chánh Pháp của Đức Phật. Ngược lại, chánh Pháp của Đức Phật luôn bao gồm và chứa đựng từ bi, trí tuệ, chánh niệm, tĩnh giác, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh thiền định.
Điều đạo đức trong giáo dục Phật giáo ghi rằng: “Không tự mình giết chúng sinh, không bảo người giết chúng sinh, và không thấy người giét chúng sinh mà mình vui mừng theo.” Tinh thần bất bạo động, từ bi, hòa bình của đạo Phật xuất hiện và tìm thấy trong điều đạo đức thứ nhất và các lời dạy khác trong Phật giáo. Chánh Pháp của Như Lai là chánh Pháp giác ngộ và hòa bình xưa và nay không bao giờ chứa đựng bạo động và hận thù, vô minh và phiền não trong lời dạy của Đức Phật.
5. Tăng đoàn gồm những người xuất sĩ và cư sĩ, đệ tử của Đức Phật là những người đi theo Đức Phật, bậc thầy giác ngộ viên mãn, người khai sáng ra đạo Phật, con đường hòa bình của Đức Phật vạch ra trên hai mươi sáu thế kỷ qua. Chư vị là những vị sứ giả hòa bình thực tập chánh Pháp hòa bình, và nguyện đi theo bậc Thầy hòa bình, tâm linh, an bình, và cao thượng cho chúng sinh trên trái đất này.
Trong Đại Phẩm Mahavagga số 19 và 20, khi các hàng đệ tử của Đức Phật càng ngày càng đông, Đức Phật dạy các vị như sau:
Hỡi các đệ tử thân thương, đừng đi trùng hướng giống nhau. Hãy ra đi nhiều hướng khác nhau. Hãy đem sự tu tập, an vui, hạnh phúc, và hòa bình của tự thân để giáo hóa cho tha nhân bằng nhiều ngôn ngữ địa phương nơi mà quý vị đang sống.
Vì an lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, hãy tiếp tục ra đi để hoằng dương chánh Pháp cho số đông ngay trong cuộc sống hiện tại.
Chánh Pháp của Như Lai toàn hảo ở chặn đầu, toàn hảo ở chặn giữa, và toàn hảo ở chặn cuối cả ý nghĩa lẫn văn tự. Hãy công bố đời sống thánh thiện và hòa bình cho số đông trên quả địa cầu này.
Thật vây, đạo Phật, đạo tỉnh thức, con đường hòa bình, tôn giáo hòa bình do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập, xuất hiện trên thế gian này hơn 2600 năm. Nơi nào đạo Phật được truyền bá và có mặt, nơi đó đạo Phật không bao giờ gây ra chiến tranh tôn giáo.
Nơi nào đạo Phật có mặt, nơi đó các vị vị Phật tử ý thức không bao giờ buộc người dân địa phương bỏ đạo gốc của mình để theo đạo Phật. Khi mọi người học, hiểu, thực hành và nếm trải niềm vui trong Pháp, thì tự thân họ sẽ trân trọng việc học Pháp và thực hành Pháp.
Đến để thấy,
Đến để nghe,
Đến để học,
Đến để hiểu,
Đến để thực hành,
Đến để ứng dụng Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày, và
Đến để thưởng thức những hoa và trái an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.
Thực vậy, nơi nào đạo Phật xuất hiện, nơi đó đạo Phật góp phần đem lại văn hóa, hòa bình, từ bi, và trí tuệ cho số đông trên khác hành tinh này.
Trong những lời vàng ngọc, Đức Phật dạy các vị đệ tử như sau:
Như bông hoa tươi đẹp,
Có sắc lại có hương;
Cũng vậy, người siêng năng tu học và thực hành Phật Pháp hằng ngày chắc chắn sẽ đạt được an lạc ngay trong đời sống hiện tại. (Pháp Cú 52)
Hoặc trong làng mạc hoặc trong rừng sâu
hoặc trong thung lũng hoặc trên đồi cao
Bất cứ nơi nào A-la-hán trú
Vui thú vô vàng nơi đó biết bao. (Pháp Cú 98)
Khó thay được làm người
Khó thay gặp được Như Lai
Khó thay nghe chánh Pháp
Khó thay kết duyên Tăng đoàn
Nơi nào chúng ta tu tập Phật Pháp tinh chuyên,
Nơi đó chắc chắn chúng ta có an lạc. (Pháp Cú 193)
Vui thay Đức Phật ra đời
Vui thay chánh Pháp sáng ngời nhân thiên
Vui thay Tăng chúng phước điền
Vui thay bốn chúng khắp miền cùng tu. (Pháp Cú 194)
Qua những gì trình bày và thảo luận ở trên, ngày nay đại lễ Vesak được Liên Hiệp Quốc và các nước trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, v.vv… tôn vinh như lễ hội văn hóa từ bi, trí tuệ, và hòa bình cho nhân thế. Đại lễ này chứa đựng những nét văn hóa tâm linh toàn cầu. Những ai là Phật tử hay không phải Phật tử có dủ duyên lành tu học Phật, nghe Pháp, thực hành, và ứng dụng Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày, thì họ có khả năng đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.
Kính chúc Quý vị an trú và thấm nhuần chánh Pháp của Đức Thế Tôn.
Vesak Day Cultural Festival officially held in Austin, Texas

