1998 lượt xem

Đấu Tranh Bất Bạo Động Rất Nhân Bản, nhưng Hiệu Quả Không Cao

Thích Pháp Cẩn

 

 

Gần đây nhiều người có nói về đấu tranh bất bạo động. Dù hoàn toàn đồng ý rằng đây là phương pháp đấu tranh văn minh, nhân bản và có những thành tựu nhất định, có ý kiến cho rằng hiệu quả của phương pháp này không cao cho lắm. Dẫu sao nhân loại cũng nên sử dụng phương pháp này…

Nhìn lại hai phong trào đấu tranh bất bạo động thành công nổi tiếng là ở Ấn Độ của Thánh Gandhi và ở Hoa Kỳ của Mục Sư Martin Luther King. Anh Quốc là siêu cường (superpower), quốc gia mạnh nhất và thống trị thế giới, trong thế kỉ 18 và 19. Quốc gia này bắt đầu chậm rãi suy tàn trở dần về năng lực giới hạn hơn của một đại cường (great power) trong thế kỉ 20 mà thời điểm bắt đầu rõ nhất là sau Thế Chiến 2. Anh Quốc bị Phát Xít Đức phong toả bao vây ở Châu Âu và cũng bị Đức tấn công. Do là những hòn đảo tách rời Châu Âu lục địa, Anh Quốc bị suy yếu vì cuộc chiến. Chiến tranh kết thúc với sự bất an cao của người Anh vì Hoa Kỳ, quốc gia có vũ khí nguyên tử, và Liên Xô đều đóng quân ở Đức. Sau Thế Chiến 2, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều trở thành siêu cường. Nguy cơ Anh Quốc bị tấn công là không nhỏ. Do vậy, Anh Quốc phải lo co rút sức mạnh quân sự và các nguồn lực từ nhiều nơi trên thế giới về để bảo vệ chính mình. Đây là một trong vài nguyên nhân chính làm Anh không thể giữ nổi một thuộc địa xa xôi bên Ấn Độ. Tất nhiên phong trào đấu tranh bất bạo động của Thánh Gandhi là một trong vài nguyên nhân chính dẫn đến sự độc lập của Ấn Độ. Không ai phủ nhận điều này.

Phong trào đấu tranh bất bạo động của Mục Sư Martin Luther King (MLK) ở Hoa Kỳ giành quyền công dân cho người Mỹ da màu (da đen) đã thành công. Vấn để phức tạp nhưng đại khái Mỹ là quốc gia bầu cử phổ thông đầu phiếu. Nếu nguyện vọng khá chính đáng của nhiều người dân mà đảng lãnh đạo khi đó không đáp ứng thì đảng ấy có nguy cơ thua ở kì bầu cử tiếp theo. Dao vậy phong trào của MLK thành công. Cũng xin nói thêm là Hoa Kỳ mạnh nhất thế giới lúc ấy. Nó không bị các quốc gia khác chi phối mạnh mẽ.

Bây giờ hãy nhìn vào Tây Tạng. Họ không chấp nhận sự cai trị của Trung Quốc nên đấu tranh bất bạo động diễn ra. Có cả trăm người dân tự thiêu, có cả tăng, và ni, và dân chúng nữa: thật xót xa. Nhưng liệu phong trào này có thành công như họ mong đợi hay không? Khó lắm. Vì đơn giản Trung Quốc có vũ khí hạt nhân kèm sự hùng mạnh về quân sự được hậu thuẫn bởi nền kinh tế khổng lồ tăng trưởng nhanh chóng. Trong khi đó, Tây Tạng cả quân sự và kinh tế coi như chẳng có gì đáng kể. Ghét Trung Quốc là chuyện của tình cảm, nhưng đánh giá chính xác về sức mạnh của nó lại là vấn đề của lí trí và khoa học. Ghét nó rồi bảo nó quá yếu hay nó sắp chết là một sai lầm căn bản. 

Dù hoàn toàn đồng ý rằng đấu tranh bất bạo động là phương pháp đấu tranh văn minh, nhân bản và có những thành tựu nhất định, mình nghĩ rằng hiệu quả của phương pháp này không cao cho lắm. Không ai muốn làm nhụt chí đấu tranh, chỉ là muốn người tranh đấu bất bạo động tự biết hạn chế của phương pháp này.Dẫu sao nhân loại vẫn nên tiếp tục thường xuyên sử dụng phương pháp này…

 

Facebook Comments Box