1723 lượt xem

Những Ý Nghĩa của Từ Niết-bàn

Thích Trừng Sỹ

(Phạn, Sanskrit = S.) Nirvana or (Pali = P.) Nibbana

Nir, tiếp đầu ngữ của Nir có nghĩa là không; vana, tiếp vị ngữ của vana nghĩa là rừng phiền não. Vậy, Nirvana có nghĩa làm chân hạnh phúc hay hạnh phúc tối thượng, không có các loại phiền não.

Niết-bàn có bốn loại:

  1. Niết Bàn Hữu Dư Y:

Có nghĩa là Niết-bàn trong đời sống hiện tại:

Đạt được Niết-bàn này, người giác ngộ có khả năng đoạn tận mọi phiền não khi thân vật lý của vị ấy vẫn còn sống ở đời.

  1. Niết-bàn Vô Dư Y:

Có nghĩa là Niết-bàn tiếp tục tồn tại ở những đời sống mới ở cõi khác. 

Chứng ngộ Niết-bàn này, người giác ngộ đã dứt sạch mọi phiền não lậu hoặc và không còn mang thân vật lý này nhưng vị ấy vẫn còn tồn tại ở thế giới khác.

  1. Niết-bàn Tự Tánh:

Không phân biệt giai cấp, mầu da, và chủng tộc, Niết-bàn tự tánh hay Phật tánh vốn có sẵn trong tất cả chúng sanh, không bao giờ mất.

Dù là Phật, chư vị Bồ-tát, chư vị thánh Tăng, hoặc là chúng sinh, Niết-bàn tự tánh hay Phật tánh trong họ đều giống nhau.

Niết-bàn tự tánh hay Phật tánh trong họ khác nhau vì sự tu tập, làm thiện, nghĩ thiện, nói thiện của mỗi người, và ngược lại.

Đối với Đức Phật, Niết-bàn tự tánh hay Phật tánh trong Người có thể là 100 phần trăm; đối với chư vị Bồ-tát, Niết-bàn tự tánh hay Phật tánh trong quý Ngài có thể là 80 hay 90 phần trăn; đối với chúng sinh, Niết-bàn tự tánh hay Phật tánh trong họ có thể là 5, 10, hay 20 phần trăm, v. vv… 

Tùy theo sự tu tập và hành trì của mỗi vị, Niết-bàn tự tánh hay Phật tánh trong vị ấy có thể tỏa sáng như ánh sáng Trăng Rằm, nữa Trăng Rằm, hoặc trăng khuyết. 

  1. Niết-bàn vô trụ xứ: có nghĩa là Niết-bàn vô chấp:

Đoạn tận mọi phiền não, chứng ngộ Niết-bàn này, người giác ngộ dấn thân phụng sự, cứu người, và giúp đời, vị ấy không vướng mắc và chấp thủ  những gì vị ấy làm cho người khác.

Vì nguyện lực, đức Phật, chư vị Bồ-tát, chư vị thánh Tăng ra đời để cứu độ chúng sinh. Khi tới nơi nào làm xong nhiệm vụ giáo hóa chúng sinh, rồi các ngài đến đi tự tại vô quái ngại và không dính mắc người cho, người nhận, và vật được cho.

Ngược lại, vì nghiệp lực, vị ấy sinh ra một nơi nào đó, ví dụ, ở những nơi đói khát, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nước uống, thiếu điện, v.vv… Vị ấy làm việc giúp người, nhưng vị ấy vẫn còn thấy người cho, người nhận, và vật được cho.

Khi chứng ngộ Niết-bàn vô chấp, người giác ngộ làm lợi ích cho tự thân và cho tha nhân rất nhiều, nhưng không bao giờ vị ấy sẽ nhìn thấy người giúp, người được giúp, nơi được giúp, và vật được cho.

Người chứng ngộ Niết-bàn như con rùa đi trên đất liền thấy cỏ, cây, hoa, lá. Con rùa vừa sống dưới nước vừa sống trên bờ, nó biết những gì dưới nước và những gì trên bờ diễn ra.

Ngược lại, người chưa chứng ngộ Niết-bàn giống như con cá sống ở dưới nước chưa từng lên bờ, nó không hề biết những gì xảy ra trên đất liền cả.

Sự hiểu biết của con cá ở dưới nước, con rùa có thể biết được, nhưng sự hiểu biết của con rùa trên đất liền, con cá không thể hình dung được.

Cũng vậy, sự chứng quả Niết-bàn, người giác ngộ có thể cảm nhận được, nhưng những người phàm phu thì không thể, vì họ còn nhiều phiền não tham, sân, si, vô minh, tà kiến, v.vv …

Người chứng ngộ Niết-bàn giống như người uống nước nóng và lạnh tự mình biết. Những ai chưa uống nước nóng hoặc nước lạnh thì tự họ không thể cảm nhận nước nóng hoặc nước lạnh.

The Meanings of the Word Nirvana

 

Facebook Comments Box

Trả lời