5892 lượt xem

Ý Nghĩa Lục Chủng Thành Tựu (六 種 成 就)

Thích Trừng Sỹ

Ý Nghĩa Lục Chủng Thành Tựu (六 種 成 就)

Giải thích ý nghĩa cụm từ “Sáu Cách Thành Tựu Phật Pháp Chân Chính” trong quá trình đọc, học, hiểu, áp dụng, và thực hành Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày một cách tinh tấn, chánh niệm, và tĩnh giác.

  1. Văn thành tựu (聞 成 就): Văn nghĩa là nghe; ai nghe? Tôn giả A-nan nghe. Nghe cái gì? Nghe những lời Phật dạy. Nghe như thế nào? Nghe rõ, nhớ kỹ, và chi tiết. Một trong mười đệ tử xuất sĩ lớn của Đức Phật, Tôn giả A-nan, vị thị giả trung tín với Đức Phật, có khả năng nghe nhiều, nhớ rõ, và tiếp thu các bài Kinh điển trọn vẹn.

Sau khi chính thức trở thành vị thị giả của Đức Phật, Tôn giả A-nan cung thỉnh Đức Phật thuyết giảng lại những bài Pháp mà Tôn giả chưa nghe. Đức Phật hoan hỷ đồng ý những lời thỉnh cầu của Tôn giả A-nan.

Trong lần Kiết tập Kinh điển thứ nhất, Tôn giả A-nan, người có trách nhiệm trùng tuyên lại những lời Phật dạy, đặc biệt là Kinh tạng. Thông thường, câu đầu tiên của bài kinh, chúng ta thường bắt gặp “Tôi – Tôn giả A-nan, nghe như vầy,” nhằm nhấn mạnh và xác quyết rằng Kinh mình đang đọc tụng và hành trì là do chính Đức Phật tuyên thuyết và nói ra.

Ngày nay, thừa hưởng ân đức của Tôn giả A-nan và các bậc tổ Sư, chúng ta có cơ hội tốt đọc, tụng, hiểu, hành trì, và ứng dụng Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày để đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

  1. Tín thành tựu (信 成 就): Một là, tin tưởng sâu sắc vào Tôn giả A-nan, vị A-la-hán, nghe nhiều, nhớ rõ toàn bộ Kinh điển chi tiết, và đã thuật lại toàn bộ Kinh điển sau khi Đức Phật nhập diệt; hai là, với chánh kiến, chánh tư duy, và chánh tín, chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào chân lý Phật.
  1. Thời thành tựu (時 成 就): Thời gian Đức Phật thuyết Pháp, thời gian những người nghe Pháp, hiểu Pháp, thực hành Pháp, thưởng thức chánh Pháp, ứng dụng chánh Pháp, hoằng dương chánh Pháp, và bảo hộ chánh Pháp đều có khả năng trị liệu và chuyển hóa khổ đau cho thân tâm.

Tất cả các thời giữa người thuyết Pháp và những người nghe Pháp, hay người trao truyền chân lý, người mồi đèn chân lý và những người tiếp nhận chân lý đều thành tựu viên mãn.

  1. Chủ thành tựu (主 成 就): Trong lúc giảng dạy, Đức Phật, Người nói Pháp, khéo sử dụng những lời nói, những hình ảnh dụ ngôn, ẩn dụ, so sánh, đối chiếu, và những phương pháp quy nạp và diễn dịch giúp cho các hàng đệ tử dễ dàng nghe, cảm nhận, thấu hiểu chánh Pháp, và thực hành chánh Pháp, chân lý Phật một cách sâu sắc. 
  1. Xứ thành tựu (處 成 就): Bất cứ nơi nào, trú xứ nào, và quốc gia nào, nơi mà Đức Phật và các đệ tử của Người lưu trú và hoằng dương chánh Pháp, thì nơi đó xưa cũng như nay không bao giờ xảy ra chiến tranh tôn giáo, và nơi đó quý ngài đã góp phần đem lại hòa bình, hòa hợp, hòa giải, an vui, và hạnh phúc cho số đông ngay trong cuộc sống hiện tại ngay tại thế gian này.
  1. Chúng thành tựu (眾 成 就): Ý nghĩa này bao gồm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Sa-di, Sa-di ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ; tất cả chư vị để thành tựu tốt đẹp về các khía cạnh Pháp học, Pháp hành, Pháp hiểu, Pháp hỷ, Pháp lạc, Pháp thành, và Pháp chứng.

 

Explaining the meanings of the phrase “Six Ways of Real Accomplishments”

 

 

Facebook Comments Box

Trả lời