1439 lượt xem

Phật Học ở Mỹ Rất Cập Nhật

Thích Pháp Cẩn

 

Có 2 nhận định:
1. Tâm thức của người Á Đông hay suy nghĩ về quá khứ nhiều trong khi tâm thức người Tây Phương tư duy về tương lai nhiều.
2. Người tôn giáo tư duy về quá khứ nhiều.

Kết hợp 2 điều này lại, nếu một giáo sư dạy tôn giáo ở Á Châu, vị ấy có khung hướng tư duy quá khứ nhiều. Có thể tài liệu vị ấy dạy không thiết gì cập nhật mới.
Nếu một gs người Tây Phương dạy tôn giáo, có kha khá cân bằng. Gs ấy sẽ, vì người Tây Phương, cố tìm tài liệu mới tất nhiên vẫn đủ tính hàn lâm.
Học kì này mình có học môn Phật Giáo Mỹ. Trong đó, gs đưa ra thời khoá biểu của lớp học từ cuối năm ngoái 2018, bao gồm cách học, thi, và các tài liệu cần mua hay ông gửi. Trong đó có 2 tài liệu sẽ xuất bản năm 2019. Khi ông ấy viết thời khoá biểu để học thì 2 tài liệu này chưa được xuất bản.
Ông đã cố tìm những tài liệu vừa rộng vừa sâu cho lớp. Trong đó có một vài mảng mà chưa có tài liệu cập nhật (có thể có nhưng tài liệu ấy đã quá 10 năm). Thế là ông ấy phải lặn lội liên lạc với vài tác giả hỏi họ sẽ xuất bản trong vài tháng nữa về chủ đề ấy hay không? May là có 2 tác giả sẽ xuất bản về chủ đề ấy nên ông đã đưa vào thời khoá biểu. Đến tháng 4 xuất bản thì cũng vừa kịp đưa vào học (mặc dù học kì đã bắt đầu từ tháng 2).
Mình trân trọng nỗ lực của ông. Xin cảm ơn ông đã trăn trở tìm lối tối ưu nhất để người học lợi lạc. Đúng là tình thầy đáng quý dù có tiền mua cũng ko dễ được. Điều này còn thể hiện sự chuyên nghiệp và niềm đam mê dạy lớp này của ông.
Dù đúng ra lớp này là một gs với 1 sv thôi kiểu Special Reading Course, nhưng có 2 người nữa cùng sở thích nên ông gom vào thành 3 người học.
Ảnh là cuốn Phật Giáo Mỹ do ông là tác giả.
Facebook Comments Box

Trả lời