TIN TỨC ẤN GIÁO CẢ ĐẠO TẬP THỂ QUA PHẬT GIÁO
Sau khi bị chỉ trích vì dự lễ cải đạo tập thể từ Ấn giáo sang Phật giáo, Bộ Trưởng Gautam từ chức và nói: “Hôm nay tôi đã được giải thoát khỏi nhiều gông cùm và hôm nay tôi đã được sinh ra một lần nữa.”
Nhật Báo India Today đăng một video tiếng Anh hôm 7/10/2022 nhan đề “Bộ trưởng AAP Rajendra Gautam tham gia sự kiện cải đạo hàng loạt sang Phật Giáo, thề không cầu nguyện các vị thần Ấn Độ Giáo.”
Lễ cải đạo tập thể tại Ấn Độ (Hình: tweet của Rajendra Pal Gautam)
Phần chữ dưới video ghi rằng: “Video của Bộ trưởng AAP Rajendra Pal Gautam, trong đó ông được nhìn thấy tại một sự kiện nơi diễn ra sự cải đạo hàng loạt sang Phật Giáo của người theo đạo Ấn Độ Giáo, đã lan truyền mạnh mẽ. Bộ Trưởng Gautam tiết lộ rằng hơn 10.000 trí thức ở thủ đô Delhi đã chuyển đổi từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo tại Dussehra và tuyên thệ xóa bỏ Ấn Độ ra khỏi tệ nạn giai cấp cấp xã hội và tệ nạn xem một giai cấp thấp kém là không xứng đáng chạm tay tới. Người ta nhìn thấy Bộ Trưởng Gautam tuyên thệ rằng ông sẽ không bao giờ cầu nguyện trước các vị thần Ấn Độ Giáo nữa.”
Được biết, Rajendra Pal Gautam là một chính trị gia Ấn Độ, và khi quy y Tam Bảo còn là Bộ trưởng về Nước, Du lịch, Văn hóa, Nghệ thuật & Ngôn ngữ và Các cuộc bầu cử Gurudwara (Minister for Water, Tourist, Culture, Arts & Languages and Gurudwara Elections) trong Chính phủ Delhi. Ông là thành viên của Đảng Aam Aadmi và đại diện cho khu vực bầu cử của Hội đồng Seemapuri trong Hội đồng lập pháp Delhi. Ông đã từ chức Bộ Trưởng Chính Phủ hôm Chủ Nhật 9/10/2022 sau khi bị chỉ trích là hạ nhục Ấn Độ Giáo..
Báo India Today hôm Chủ Nhật 9/10/2022 loan tin: “Lãnh đạo Đảng Aam Aadmi Rajendra Pal Gautam đã từ chức khỏi nội các Delhi vào Chủ nhật sau khi sự hiện diện của ông tại một sự kiện cải đạo gây ra một vụ ồn ào..
Rajendra Pal Gautam đã tweet, “Hôm nay là ngày hiển lộ của Maharishi Valmiki ji, và mặt khác, nó cũng là ngày giỗ của Manyavar Kanshi Ram Saheb. Thật trùng hợp, hôm nay tôi đã được giải thoát khỏi nhiều gông cùm và hôm nay tôi đã được sinh ra một lần nữa. Bây giờ tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho các quyền và hành vi tàn bạo trong xã hội một cách vững chắc hơn mà không có bất kỳ hạn chế nào.”
Trả lời phía đối thủ là Đảng Bharatiya Janata (BJP) đã chỉ trích ông xúc phạm các vị thần Ấn Độ Giáo và hăm dọa kiện đã tấn công tôn giáo, Gautam nói rằng BJP đang tung tin đồn về ông và nói, “Nếu tôi tin vào Phật giáo, điều đó có gì sai? Nếu BJP phải phàn nàn, họ có thể. Hiến pháp Ấn Độ cho chúng tôi quyền tự do theo bất kỳ tôn giáo nào. BJP đang mất dần chỗ đứng và nó sợ Đảng Aam Aadmi. Họ chỉ có thể đâm đơn kiện giả mạo chống lại chúng tôi. Tôi là một người rất sùng đạo. Bản thân tôi tôn trọng tất cả các vị thần và nữ thần và thậm chí không bao giờ có thể mơ đến việc xúc phạm các vị thần bằng hành động hoặc lời nói của mình. Tôi không nói bất kỳ lời nào đối với đức tin của bất kỳ ai, tôi tôn trọng đức tin của mọi người. Trong bài phát biểu của tôi, tôi nói về giáo dục, y tế, việc làm, lạm phát và bình đẳng xã hội. Nhưng sau đó những người BJP đang tung tin đồn thất thiệt về tôi. Tôi vô cùng đau lòng trước hành động này của những người BJP và tôi chắp tay xin lỗi tất cả những người đã bị tổn thương theo bất kỳ cách nào do tuyên truyền BJP này”.
Vào ngày 9 tháng 10 năm 2022, ông từ chức ra khỏi nội các chính phủ. Ông cho biết trong lá thư từ chức của mình rằng ông đã nhận thấy rằng BJP đã nhắm mục tiêu vào Đảng AAP vì sự tham gia của Gautam vào sự kiện này. Gautam nói rằng những cuộc tấn công đó đã làm ông rất buồn. Gautam nói, “Tôi sẽ tiếp tục làm việc cho đảng để củng cố Ấn Độ và sẽ tuân theo những lời dạy của Babasaheb Ambedkar suốt cuộc đời.”
Cũng nên nhắc rằng Ambedkar (1891-1956) là một luật gia, nhà kinh tế, nhà cải cách xã hội và nhà lãnh đạo chính trị người Ấn Độ, người đứng đầu ủy ban soạn thảo Hiến pháp Ấn Độ từ các cuộc tranh luận của Quốc hội Lập hiến, từng là Bộ trưởng Luật và Tư pháp trong nội các đầu tiên của Jawaharlal Nehru, và là người truyền cảm hứng cho Dalit, những người giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, hãy từ bỏ Ấn Độ giáo để vào Phật giáo, nơi tất cả mọi người đều bình đẳng.
https://thuvienhoasen.org/a38389/ban-tin-le-cai-dao-tap-the
.