1706 lượt xem

Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân

Chùa Pháp Nhãn

Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân

Nam Mô Bn Sư Thích Ca Mâu Ni Pht

Tán Pht

Xinh tốt như hoa sen

Rạng ngời như Bắc đẩu

Xin quay về nương tựa

Bậc Thầy của nhân thiên.

Sen quý nở đài giác ngộ,

Hào quang chiếu rạng mười phương,

Trí tuệ vượt tầm pháp giới,

Từ bi thắm nhuần non sông,

Vừa thấy dung nhan Điều Ngự,

Tâm thành trọn lòng kính dâng,

Hướng về tán dương Tam Bảo,

Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng. (O)

Dâng Hương

Hương đốt khói trầm xông ngát

Kết thành một đóa tường vân,

Đệ tử đem lòng thành kính

Cúng dường chư Phật mười hương

Giới luật chuyên trì nghiêm mật

Công phu thiền định tinh cần

Tuệ giác hiện dần quả báu

Dâng thành một nén tâm hương.

Chúng con kính dâng hương giới, hương định, hương tuệ, hương giải thoát, hương giải thoát tri kiến lên chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư hiền thánh Tăng, chư hộ pháp, thiện thần, chứng minh lòng thành kính của chúng con. (O)

Kính đnh l Pht Bo

Phật bảo sáng vô cùng

Đã từng vô lượng kiếp thành công

Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông

Sáng rực đỉnh Linh Phong

Trên trán phóng hào quang rực rỡ

Chiếu soi sáu nẻo hôn mông

Long Hoa hội lớn nguyện tương phùng

Tiếp nối Pháp chánh tông

Về nương tựa Phật Bảo

Xin quy y thường trú Phật-đà-gia.

Đệ tử chúng con chí tâm kính lễ chư Phật thường trú trong ba đời và mười phương. (O, 1 lạy) 

Kính đnh l Pháp Bo

Pháp bảo đẹp vô cùng

Lời vàng do chánh Phật tuyên dương

Chư thiên trỗi nhạc tán hoa hương

Pháp mầu nhiệm tỏ tường

Ghi chép rõ ràng thành Ba Tạng

Lưu truyền hậu thế mười phương

Chúng con nay thấy được con đường

Về nương tựa Pháp Bảo

Xin quy y thường trú Đạt-mạ-gia.

Đệ tử chúng con chí tâm kính lễ chư Pháp thường trú trong ba đời và mười phương. (O, 1 lạy)

Kính đnh l Tăng Bo

Tăng bảo quý vô cùng

Phước điền hạt tốt đã đơm bông

Ba y một bát bước thong dong

Giới định tuệ dung thông

An trú đêm ngày trong chánh niệm

Thiền cơ chứng đạt nên công

Chúng con tất cả nguyện một lòng

Về nương tựa Tăng Bảo

Xin quy y thường trú Sanghaya.

Đệ tử chúng con chí tâm kính lễ chư Tăng thường trú trong ba đời và mười phương. (O, 1 lạy)

(Thiền tập 15 phút)

Khai Kinh

Pháp Phật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên nay được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (O)

KINH BÁO HIẾU PHỤ MẪU TRỌNG ÂN

Tôi nghe thế này: Một thời Phật ở trong Tinh Xá, vườn Cấp Cô Độc, cây của Kỳ Đà, cùng các Tăng già, có trên hai vạn, thêm tám nghìn người, cùng chư Bồ Tát. Bấy giờ Thế Tôn, cùng với đại chúng, nhân buổi nhàn du, đi về phía nam, thấy đống xương khô, chất cao như núi, Đức Phật Thế Tôn, liền sụp lạy ngay, đống xương khô ấy.

Tôi bạch Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, Ngài ở trên ngôi, chí tôn, chí quý, Thầy cả ba cõi, Cha lành bốn loài, thiên thượng nhân gian, thẩy đều tôn kính, sao Ngài lại lễ, đống xương khô kia.

Này A Nan ơi! Ngươi tuy xuất gia, theo Ta tu học, trong bấy nhiêu lâu, đã rộng rãi đâu, những sự nghe thấy, đống xương khô ấy, hoặc là ông bà, hay là cha mẹ, của Ta thân trước, ngàn muôn ức kiếp, đời đã cách xa, bởi thế nay Ta, chí thành kính lễ. Ông đem xương này, chia làm hai phần, một là đàn ông, hai là đàn bà, phân biệt cho Ta.

Bạch Đức Thế Tôn! Con xem ở đời, phàm là con trai, ai cũng nhận ra, đấy là nam giới; Những người con gái, ai cũng nhận ra, đó là giới nữ; người chết quá khứ, xương lẫn lộn nhau, chúng con biết đâu mà phân biệt được.

Đây là lời Phật: Này A Nan con! Về bên nam giới, thì xương sắc trắng, nhắc thấy nặng hơn. Còn như nữ giới, trong lúc bình sinh, nhiều lần sinh nở, nuôi nấng con thơ, tổn hao khí huyết, mỗi một kỳ sinh, máu đặc trong mình, chảy ra sáu đấu, mỗi người con bú, tám thùng bốn đấu, sữa ở trong thân, giảm bớt tinh anh, cho nên xương nhẹ và có sắc đen.

Tôi nghe Phật nói, thương xót vô cùng, mẹ tôi đã từng, hao mòn như thế, nghĩ mà rơi lệ, liền bạch Phật rằng:

Lạy Đức Thế Tôn! Công ơn cha mẹ, như non như bể, thăm thẳm nghìn trùng, lấy gì báo đáp, cúi xin Đức Phật, rủ lòng thương xót, dạy bảo chúng con.

Đức Phật liền dạy: Này A Nan ơi! Về ơn đức mẹ, trong vòng mười tháng, đi lại nặng nề, cưu mang nhọc mệt, khổ không kể xiết:

– Khi vừa một tháng, ở trong thai mẹ, khác gì hạt sương, dính trên ngọn cỏ, sớm còn tụ đọng; trưa đã tiêu tan, khó lòng giữ được.

– Khi được hai tháng, ở trong thai mẹ, hình như sữa đặc, đã chắc gì đâu.

– Khi được ba tháng, ở trong thai mẹ, ví như cục máu, đông đặc đỏ ngầu, vô tri vô giác.

– Khi được bốn tháng, ở trong thai mẹ, mới dạng hình người.

– Khi được năm tháng, ở trong thai mẹ, mới đủ năm hình, chân tay đầu óc.

– Khi được sáu tháng, ở trong thai mẹ, sáu căn mới đủ, mắt tai mũi lưỡi, thân hình và ý.

– Khi được bảy tháng, ở trong thai mẹ, mới sinh đầy đủ, ba trăm sáu mươi, những cái đốt xương, cùng là tám vạn, bốn nghìn chân lông.

– Khi được tám tháng, ở trong thai mẹ, phủ tạng mới sinh, ý trí mới đủ, chín khiếu mới thông.

– Khi được chín tháng, ở trong thai mẹ, mới đủ hình người, ngồi trong bụng mẹ, khát uống nguyên khí, không ăn hoa quả, cùng là ngũ cốc, sinh tạng rủ xuống, thực tạng hướng lên, có một dãy núi, gồm có ba quả: Một là Tu Di, hai là núi Nghiệp, ba là núi Máu, núi này đồng thời, hóa ra dòng máu, rót vào trong miệng.

Ở trong thai mẹ, trong vòng mười tháng, trăm phần vẹn toàn, mới đến ngày sinh. Nếu con có hiếu, chắp tay thu hình, thuận lối mà ra, không đau lòng mẹ, nếu là con bạc, dẫy giụa bải bơi, buốt chói từng hồi, khiến đau lòng mẹ, như đâm như xỉa, như cấu như cào, như nghìn mũi dao, đâm vào gan ruột, mẹ khổ vô cùng, nói sao cho xiết, sinh được thân này, mừng thay vui thay, yêu thay mến thay!

Phật bảo A Nan: Công ơn từ mẫu, gồm có mười điều, phàm kẻ làm con phải lo báo hiếu. Những gì là mười?

– Một nhớ ơn mẹ ta, chín tháng mười ngày, cưu mang nặng nhọc.
– Hai nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở, đau đớn vô cùng.
– Ba nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở, quên cả lo âu.
– Bốn nhớ ơn mẹ ta, mẹ ăn miếng đắng, lại nhả miếng ngọt, dành dụm cho con.
– Năm nhớ ơn mẹ ta, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo xê con.
– Sáu nhớ ơn mẹ ta, ba năm bú mớm, nuôi nấng thuốc thang, trong khi sài đẹn.
– Bảy nhớ ơn mẹ ta, giặt giũ hong phơi, áo quần dơ dáy, ô uế tanh hôi, mẹ đành cam chịu.
– Tám nhớ ơn mẹ ta, khi đi đâu xa, vì thương nhớ con, trong lòng cầy cậy, một chút không ngơi.
– Chín nhớ ơn mẹ ta, vì sinh nuôi con, mà mẹ cam lòng, tạo bao ác nghiệp.
– Mười nhớ ơn mẹ ta, lòng rất thương con, trọn đời yêu dấu, không chút nào ngơi.

THỨ NHẤT ƠN:
CHÍN THÁNG MƯỜI NGÀY CƯU MANG NẶNG NHỌC

Bao kiếp duyên cùng nợ
Ngày nay mới vào thai
Đầy tháng sinh phủ tạng
Bảy bảy sáu tinh khai
Thân trọng như non Thái
Động tĩnh sợ phong thai
Áo the đành xốc xếch
Gương lược biếng trang đài.

THỨ HAI ƠN: KHI GẦN SINH NỞ

Khi gần ngày sinh nở
Nặng nhọc khổ sở thay
Cưu mang trong mười tháng
Vất vả biết bao ngày
Đứng ngồi và đi lại
Dáng vẻ tựa ngô ngây
Sợ hãi lo cùng lắng
Tử sinh giờ phút này.

THỨ BA ƠN: LÚC SINH NỞ

Mẹ ta khi sinh nở
Thân thể đều mở toang
Tâm hồn như mê mẩn
Máu me chan hòa đầy
Chờ nghe thấy con khóc
Lòng mẹ mừng rỡ thay
Đương mừng lo lại đến
Rầu rĩ ruột gan này.

THỨ BỐN ƠN: ĂN ĐẮNG NHẢ NGỌT

Mẹ ta lòng thành thực
Thương con chẳng chút ngơi
Nhả ngọt nào có tiếc
Ăn đắng nói cùng ai
Yêu dấu như vàng ngọc
Nâng niu tay chẳng rời
Những mong con no ấm
Mẹ đói rét cũng vui.

THỨ NĂM ƠN: XÊ CON TỰ THẤP

Tự mình nằm chỗ ướt
Chỗ ráo để xê con
Hai vú phòng đói khát
Hai tay ủ gió sương
Thâu đêm nằm chẳng ngủ
Nâng niu tựa ngọc vàng
Những mong con vui vẻ
Lòng mẹ mới được yên.

THỨ SÁU ƠN: BÚ MỚM NUÔI NẤNG

Đức mẹ dày như đất
Công cha thẳm tựa trời
Chở che coi bình đẳng
Cha mẹ cũng thế thôi
Chẳng quản câm, mù, điếc
Chẳng hiềm quắp chân tay
Bởi vì con ruột thịt
Trọn đời dạ chẳng khuây.

THỨ BẢY ƠN: TẮM GỘI GIẶT GIŨ

Vốn người có nhan sắc
Lại thêm phấn sáp xông
Mày xanh như liễu lục
Má đỏ tựa sen hồng
Giặt giũ khăn cùng tã
Dáy dơ chẳng quản công
Cốt sao quần áo sạch
Búi tóc gọn là xong.

THỨ TÁM ƠN: ĐI XA LÒNG MẸ NHỚ THƯƠNG

Từ biệt lòng khôn nhẫn
Sinh ly dạ đáng thương
Con đi đường xa cách
Mẹ ở chốn quê hương
Ngày đêm thường tưởng nhớ
Sớm tối vẫn vấn vương
Như vượn thương con đỏ
Khúc khúc đoạn can trường.

THỨ CHÍN ƠN:

VÌ SINH CON MÀ CAM LÒNG TẠO BAO ÁC NGHIỆP

Mẹ trải bao gian khổ
Công lao tựa vực trời
Bồng bế cùng nuôi nấng
Mong sao con ăn chơi
Nhường cơm cùng xẻ áo
Mẹ đói rách cũng vui
Khôn lớn tìm đôi lứa
Gây dựng cho nên người.

THỨ MƯỜI ƠN: MẸ TRỌN ĐỜI THƯƠNG YÊU CON

Công cha cùng đức mẹ
Cao sâu tựa biển trời
Vắt cạn kiệt dòng sữa
Để cho con tươi cười
Mẹ già hơn trăm tuổi
Vẫn thương con tám mươi
Bao giờ ân oán hết
Tắt nghỉ cũng chẳng thôi.

Có những người con, mang tâm bất hiếu, chẳng nghĩ công ơn, cha mẹ khổ đau, trăm não nghìn sầu, mùa thu mùa đông, rét run bức bối, chẳng lo sớm tối, ấp lạnh quạt nồng, chẳng viếng chẳng thăm, chẳng hầu chẳng hạ, mẹ cha già cả, hình vóc gầy còm, hổ mặt mười non, dầy vò chửi giả, mẹ cha hoặc góa, trơ trọi một mình, luống những buồn tanh, như người ngủ trọ, chiếc gối một phòng, năm canh vò võ, mùa đông sương gió, rét mướt cơ hàn, con nào hỏi han, gái trai tránh né, mặc thây cha mẹ, đêm ngày thở than.

Nếu là con trai, mang tâm bất hiếu, khi đem thức ăn, dâng lên cha mẹ, thì lại giữ kẽ, rằng ngượng rằng e, sợ kẻ cười chê, ví đem quà bánh, cho vợ cho con, mặt dạn mày dầy, không hề xấu hổ, vợ con dặn bảo, vâng đúng như lời, cha mẹ hết hơi, không hề hối cải.

Nếu là con gái, mang tâm bất hiếu, khi chưa gả chồng, hãy còn ở chung, tỏ ra hiếu thảo, khi đã gả bán, về ở nhà người, một ngày một lười, nhà ngoại không thiết, những ngày giỗ tết, có đảo về qua, ví dụ mẹ cha, có gì sơ ý, liền sinh giận giữ, tỏ vẻ oán hờn, chồng chửi nhơn nhơn, đành lòng cam chịu, bạn bè thất thểu, tình nghĩa keo sơn, tỏ ra chăm chú, mẹ cha máu mủ, thì lại sơ tình.

Hoặc đi theo chồng, quê người đất khách, quận nọ tỉnh kia, cha mẹ xa lìa, làng không tưởng nhớ, chẳng viếng chẳng thăm, thư tín càng không, tuyệt vô tin tức, mẹ cha thương nhớ, rầu rĩ ruột gan, luống những bàng hoàng, sớm chiều mong mỏi, công đức cha mẹ, vô lượng vô biên, con chẳng hiếu hiền, ở đời cũng lắm.

Khi ấy đại chúng, nghe Phật nói ra, công đức cha mẹ, cao tầy non Thái, nghe rồi sợ hãi, hối hận vô cùng, cảm động rưng rưng, khôn cầm nước mắt, lòng đau như cắt, tâm trí rối bời, đang từ chỗ ngồi, cùng nhau đứng dậy, hướng Phật mà lạy, rồi nói lời này: Khổ thay! Khổ thay! Đau lòng đứt ruột, lũ con ngày nay, tội ác ngập đầu, xưa có biết đâu, mờ như đêm tối, ngày nay biết hối, thì sự đã rồi, đau đớn lòng tôi, trót đà bội bạc, cúi xin chư Phật, soi xét kẻ phàm, phóng ngọc hào quang, ra tay cứu vớt, làm sao báo được, ơn đức mẹ cha.

Phật liền nói ra đủ đầy tám giọng bảo đại chúng rằng:

Một – Ví có kẻ nào, hai vai kiệu cõng, cha mẹ đi chơi, suốt cả mọi nơi, trên rừng dưới bể, hai vai nặng trễ, mòn cả đến xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo được công đức mẹ cha, kể trong muôn một.

Hai – Ví lại có người, gặp khi đói kém, cắt hết thịt mình, cung nuôi cha mẹ, khỏi lúc nguy nàn, riêng mình cam chịu, thịt nát xương tan, trăm nghìn muôn kiếp, để báo thâm ân, chẳng được một phần kể trong muôn một.

Ba – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, tự tay cầm dao, khoét đôi mắt mình, luyện làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

Bốn – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, đều tự tay mình cầm dao cắt ruột, móc lấy tim gan, luyện làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

Năm – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì tội mẹ cha, trăm nghìn vòng dao, băm vằm thân thể, thịt nát xương tan, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

Sáu – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì báo ơn mẹ, lấy mình đốt lên, làm cây đèn thịt, cúng dường chư Phật, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

Bảy – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì bệnh mẹ cha, đập xương lấy tủy để làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

Tám – Ví lại có người, vì cứu mẹ cha trải trăm nghìn kiếp, nuốt viên sắt nóng, cháy xém cả mình, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

Bấy giờ trong đại chúng nghe Phật nói rồi, trong dạ bồi hồi ruột đau như cắt, hai hàng nước mắt tầm tã như mưa mà bạch Phật rằng: Con muốn đền ơn công đức mẹ cha, cúi xin Phật đà, rủ lòng chỉ bảo.

Đức Phật liền bảo cặn kẽ mọi lời: Này chúng sinh ơi, muốn đền ơn mẹ,
Nhất là một nhẽ nên chép kinh này, kính biếu gần xa cho nhiều người tụng.
Hai vì mẹ cha đọc tụng kinh này chuyên cần chớ đoạn.
Ba vì mẹ cha sám hối làm chay.
Bốn vì mẹ cha cúng dường Tam Bảo tùy ý sở dùng.
Năm vì mẹ cha trong sáu ngày trai phải nên nhớ giữ.
Sáu vì mẹ cha thường hay bố thí làm mọi việc lành.

Làm được như thế thực là con hiếu, cứu được mẹ cha, phúc đẳng Hà sa.

Phật bảo A Nan: trên thế gian, những người bất hiếu sau hết duyên trần, nguyên cái xác thân chôn vùi dưới đất; còn phần Linh-giác là cái chân thân, phải vào Địa-ngục, chính ngục A-Tỳ vuông rộng tứ vi tám ngàn cây số, bốn mặt lại có tường sắt tường đồng, lửa cháy tứ tung toàn dây thép điện, thường có lửa bén cháy đỏ hồng hồng, bốc cháy tứ tung thấy mà kinh sợ; hơn như thế nữa sấm chớp đùng đùng, chó sắt rắn đồng phun ra khói lửa, đốt cháy tội nhân, lại còn nước đồng, đun sôi sùng sục, rót ngay vào miệng những kẻ tội nhân, vì tội bất hiếu, cãi trả mẹ cha, cam chịu cực hình, ở trong ngục ấy, gươm dao sào gậy đâm chém suốt ngày, như hạt mưa bay trên không rơi xuống, trải trăm nghìn kiếp không phút nào nguôi, hết hạn ấy rồi lại vào ngục khác.

Đầu đội chậu máu, xe sắt nghiền thây, mình mẩy chơn tay, đập dừ tan nát, một ngày phải chết, tới nghìn vạn lần, khổ sở gian truân, vì chứng bất hiếu.

Phật lại dạy rằng: Ví có Thiện nam hay là Tín nữ, thực là hiếu tử trả nghĩa mẹ cha, in kinh này ra biếu cho người tụng, in được một quyển được một đức Phật, in được mười quyển được mười đức Phật, in được trăm quyển được trăm đức Phật, in được ngàn quyển được ngàn đức Phật, in được muôn quyển được muôn đức Phật, phù hộ độ trì, đấy là lời Phật chớ có coi thường, Địa ngục vấn vương khó lòng thoát khỏi!

Bấy giờ A Nan cùng chư đại chúng, Trời, Rồng, Quỷ, Dạ-Xoa La-Sát, người cùng phi nhân, được nghe Phật nói đều phát nguyện rằng:

Chúng con tận tâm chí thành chí kính dù trăm nghìn kiếp, thịt nát xương tan nhỏ như vi trần, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. Thà rằng lấy kìm cặp lưỡi rút ra dài trăm do tuần cho trâu sắt cày, máu chẩy chan hòa thành sông thành suối, con thề chẳng trái lời chư Phật dạy răn.

Chúng con thề rằng: Thà lấy trăm nghìn vòng dao giáo mác, đâm chém thân này nhỏ như vi trần, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy.

Chúng con thề rằng: Thà lấy lưới sắt quấn chặt vào thân trăm nghìn muôn kiếp, chẳng tháo được ra, cực khổ vô cùng, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy.

Chúng con thề rằng: Thà đâm thà chém, thà mổ thà sả, thà say thà giã nhỏ như vi trần, đem cái xác thân làm nghìn muôn thứ, nào da nào thịt, nào gân nào xương, rơi rác ngoài đường, trong nhà ngoài ngõ, trải trăm nghìn kiếp chịu khổ như thế cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy.

Khi ấy A Nan liền bạch Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, đây là Kinh gì lũ chúng con đây đều muốn tụng trì có được hay chăng?

Đức Phật dạy rằng: Chúng con nên biết Kinh này là Kinh Đại-Báo Phụ-Mẫu Trọng-Ân, tất cả chúng sinh thẩy đều nên tụng. Khi ấy Đại chúng nghe Phật nói rồi tin kính phụng hành, lễ tạ mà lui…

Nam Mô Bn Sư Thích Ca Mâu Ni Pht.

(3 lần, Chuông)

Tâm Kinh Tu Giác Qua B

Avalokita, khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn.
Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.
Điều này cũng đúng với
Cảm thọ và tri giác,
Tâm hành và nhận thức.
“Này Śāriputra,
Mọi hiện tượng đều không,
Không sinh cũng không diệt,
Không có cũng không không,
Không dơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt.

Cho nên trong cái không,
Năm uẩn đều không thể
Tự riêng mình có mặt.
Mười tám loại hiện tượng

Là sáu căn, sáu trần
Và sáu thức cũng thế;

Mười hai khoen nhân duyên
Và sự chấm dứt chúng
Cũng đều là như thế;

Khổ, tập, diệt và đạo
Tuệ giác và chứng đắc
Cũng đều là như thế. (O)
Khi một vị bồ-tát
Nương tuệ giác qua bờ
Không thấy có sở đắc
Nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại
Nên không còn sợ hãi,
Đập tan mọi vọng tưởng,
Đạt niết-bàn tuyệt hảo.
Chư Phật trong ba đời
Nương tuệ giác qua bờ
Đều có thể thành tựu
Quả chánh giác toàn vẹn.

Vậy nên phải biết rằng
Phép tuệ giác qua bờ
Là một linh chú lớn,
Là linh chú sáng nhất,
Là linh chú cao tột,
Không có linh chú nào
Có thể so sánh được.

Là tuệ giác chân thực

Có khả năng diệt trừ

Tất cả mọi khổ nạn.

Vậy ta hãy tuyên thuyết

Câu linh chú qua bờ:

Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha.”

(3 lần, O)

Vượt qua, vượt qua, khéo vượt qua, vượt qua tới bờ bên kia, đạt giác ngộ vui lắm thay.”

(3 lần, O)

Nương Ta Pht Bo

Con về nương tựa Phật, Người đưa đường chỉ lối từ, bi, và trí huệ cho con trong cuộc đời.

Đã về nương tựa Phật, con đang có hướng đi sáng đẹp cho con trong cuộc đời.

Về nương Phật trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ-đề. (O)

Nương Ta Pháp Bo

Con về nương tựa Pháp, con đường của thực tập hòa bình, an vui, hạnh phúc, thương yêu, và hiểu biết cho số đông ngay trong cuộc sống hiện tại.

Đã về nương tựa Pháp, con đang học hỏi và tu tập con đường Thánh gồm có đạo đức, thiền định, và trí tuệ tương tức mật thiết với chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.

Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa. (O)

Nương Ta Tăng Bo

Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người tu tập nguyện sống cuộc đời đạo đức, hòa hợp, và tỉnh thức cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Đã về nương tựa Tăng, con đang được Tăng thân soi sáng, dìu dắt, và nâng đỡ trên con đường thực tập.

Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (O)

Hi Hướng

Trì tụng Kinh thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sinh mọi miền

Pháp môn xin nguyện học

Ơn nghĩa xin nguyện đền

Phiền não xin nguyện đoạn

Quả Phật xin chứng nên.

Nguyện sanh về Tịnh Độ

Sen nở thấy vô sanh

Chư Bụt và Bồ Tát

Là những bạn đồng hành.

Nguyện dứt hết phiền não

Cho trí tuệ phát sanh

Cho tội chướng tiêu tán

Quả giác ngộ viên thành. (O)

Phát nguyn tinh tn và ly t ơn Tam Bo

Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh thức, không luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Phật Đà. Nam Mô Phật Đà Da.

(O, 1 lạy)

Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh thức, không luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Chánh Pháp. Nam Mô Đạt Mạ Da.

(O, 1 lạy)

Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh thức, không luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Tăng Đoàn. Nam Mô Sanghaya.

(O, 1 lạy)

Bồ đề diệu pháp biến trang nghiêm.

Tùy theo chỗ ở thường an lạc.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo. (O)

Rite of Chanting the Filial Piety Sutra

Facebook Comments Box

Trả lời