2101 lượt xem

Ban Truyền Bá Phật Pháp Âu Châu – Talk show ngày 19/05/2022 Phật Đản trong tôn giáo và tín ngưỡng Thượng Tọa – Thích Trừng Sỹ

Hoằng Pháp Châu Âu May 19, 2022

BTB_Talkshow_PhatDan2566

Ban Truyền Bá Âu Châu – Talk show ngày 19/05/2022

PHẬT ĐẢN TRONG TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG
Thượng Tọa – Thích Trừng Sỹ
MC: PT. Thiện Thảo
Kỹ thuật viên: Nguyên Mãn

Nam Mô Lâm Tì Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

1) Giới thiệu giảng Sư:
Con Thiện Thảo cung kính đảnh lễ CTTĐ chứng minh, con cung kính đảnh lễ TT khách mời và con cũng xin kính chào quý Đạo hữu Phật tử. Kính chúc quý vị sức khỏe, trí tuệ và an lạc🙏
Kính bạch Thượng Tọa, chúng con vô cùng tri ân Thầy đã nhận lời mời của BTB và cung đón Thầy. Lần đầu tiên đến với buổi pháp đàm của Ban Truyền Bá giáo lý Âu Châu.
Sau đây, chúng con xin có đôi lời giới thiệu Thượng Tọa đến với thính chúng

Thượng Tọa Đạo Hiệu Thích Trừng Sỹ

Thầy sinh năm 1968 tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam.
Năm 1985, thầy xuất gia tại Chùa Linh Nghĩa, và là đệ tử của Cố Trưởng Lão Hòa thượng thượng Như hạ Tịnh, viện chủ khai sơn Chùa Linh Nghĩa.
Năm 1988, Thầy thọ giới Sa di.
Năm 1993, Thầy Thọ giới lớn tại Giới Đàn Trí Thủ I tại Chùa Long Sơn, Nha Trang.
Năm 1994, Thầy tốt nghiệp Trung Cấp Phật học tại Nha Trang – khóa I hạng nhì
Năm 2001, Thầy tốt nghiệp Cử Nhân Phật học tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam – Sài Gòn – khóa IV, hạng ba.
Năm 2004, Thầy tốt nghiệp Thạc Sĩ Phật học tại Đại Học Delhi Ấn Độ – hạng nhất.
Năm 2005, Thầy tốt nghiệp Phó Tiến Sĩ Phật học tại Đại Học Delhi, hạng nhất.
Năm 2009, Thầy tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật học tại Đại Học Delhi hạng ưu.
Từ năm 2010 đến năm 2012, Thầy đã sống và hoằng pháp tại chùa Cổ Lâm, thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Nơi đây, Thầy được trường Đại học Seattle, và Hội giáo viên Phật tử nhiều lần mời thuyết trình những đề tài Phật giáo.
Từ năm 2012 đến 2014, Thầy làm giáo thọ tại Chùa Linh Sơn Austin, Leander, Texas.
Năm 2018 Thầy đã thi đậu quốc tịch và chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ.
Cuối năm 2014 Thầy và quý Phật tử nơi đây đã có đủ duyên lành mua được mảnh đất và cho xây dựng lên ngôi chùa Pháp Nhãn ở vùng phụ cận Austin tiểu bang Texas.
Đầu năm 2015 Thầy chính thức khai sơn và trụ trì cho đến ngày hôm nay. Nơi đây thầy đã hoằng dương Phật Pháp cho những người Phật tử và không phải Phật tử tại Hoa Kỳ.
Chúng con thành tâm cung kính giới thiệu Thượng Tọa (chắp tay xá).
Kính bạch TT, đọc qua tiểu sử của Thầy, chúng con vô cùng kính ngưỡng sự tu học của Thầy.
Trong chí nguyện hoằng pháp, Thầy đã dành nhiều thời gian nỗ lực tự thân, hầu chia sẻ kinh nghiệm của mình, hướng dẫn hàng Phật tử chúng con tu tập giác ngộ.
Chúng con hôm nay nguyện lắng nghe lời chỉ dạy của Thầy trong chủ đề Phật Đản, hầu noi gương đức Phật Thích Ca, vững bước trên đường tu tập, nguyện đem lợi lạc cho mình và cho mọi người.

Giới Thiệu Đôi Nét về Thầy Thích Trừng Sỹ

2) Câu hỏi về đề tài:
Câu hỏi 1: Kính bạch Thầy, nói đến Phật Đản là nói đến năm sinh của Đức Phật Thích Ca, và con biết là nhiều Phật tử bị nhầm lẫn trong cách tính năm sinh, bởi vì Phật lịch không tính từ ngày Phật đản. Xin Thầy có thể nhắc nhở lại cho chúng con con cách tính năm Phật lịch và năm Phật Đản như thế nào?

Câu hỏi 2: Kính bạch Thầy, mùa Phật Đản làm chúng con nhớ đến vườn Lâm Tì Ni nơi Phật Đản sanh, hướng Bắc Ấn Độ, thuộc địa phận Nepal ngày nay. Con có thắc mắc, tại sao trong cương vị là một thái tử, nhưng Ngài không được sanh trong cung điện của vua cha, mà lại sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đó 25 cây số. Xin Thầy có thể thuật lại bổi cảnh Đản sanh ngày đó như thế nào để chúng con có ấn tượng sâu hơn về sự kiện trọng đại này.

Câu hỏi 3: Trong những bài viết mô tả sự kiện Đản sanh của Đức Phật, mang nhiều ngôn ngữ biểu tượng, như hình ảnh voi sáu ngà nhập mẫu thai trong giấc mơ, hoặc hình ảnh Thái tử đi 7 bước, dưới đất vọt lên 7 hoa sen đỡ chân Ngài, rồi hình ảnh đức Phật một ngón tay chỉ xuống đất, một ngón tay chỉ lên trời. Xin Thầy hãy giải thích cho chúng con ý nghĩa của những biểu tượng này, để chúng con thấy rõ hơn phẩm giá về con người Đức Phật, mà ngôn ngữ biểu tượng đã cố gắng diễn tả phơi bày.

Câu hỏi 4: Kính bạch Thầy, theo lịch sử thì đức Phật hạ sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni, nhưng theo tôn giáo thì Ngài hạ sanh ở cõi Ta Bà, như vậy xin Thầy giúp chúng con hiểu hơn về thế giới Ta Bà này, khác với những thế giới được nói đến trong đạo Phật như thế nào? Người sống trong cõi Ta Bà này, có nhiều thuận duyên hơn hay nhiều nghich duyên hơn trong tu tập giác ngộ?

Câu hỏi 5: Kính bạch Thầy, con hơi có một chút ganh tị với người Ấn Độ, con thường hỏi rằng, tại sao Đức Phật không hạ sanh tại Việt Nam, hay nước khác mà lại chọn Ấn Độ hạ sanh. Thầy từng du học tại Ấn Độ, nên con xin thỉnh Thầy chia sẻ cái nhìn của Thầy về nhân duyên Đức Phật chọn hạ sanh tại Ấn Độ?

Câu hỏi 6: Bây giờ, con xin đi vào một vài hình thức tín ngưỡng tại Việt Nam nhân mùa Phật Đản. Con thấy ở Huế, rất nhiều chùa lớn tổ chức „Diễu hành xe hoa kính mừng Phật Đản“, chở tượng Phật Đản sanh đi khắp phố phường. Xin Thầy có thể cho chúng con biết thêm nguồn gốc của nghi thức này từ đâu mà có và hình thức này mang ý nghĩa gì?

Câu hỏi 7: Kính bạch Thầy, con nghĩ rằng Đức Phật tượng trưng cho sự Thanh Tịnh, như vậy Ngài đâu cần nước của thế gian tắm gội lên Ngài ngày Phật Đản. Nhưng nghi thức tắm Phật rất phổ biến tại các chùa, xin Thầy có thể giải thích lý do, và hàng Phật tử chúng con, khi múc gáo nước tắm Phật, nên có tâm niệm như thế nào cho đúng? và có những điều gì kiêng kỵ cần chú ý hay không?

Câu hỏi 8: Bạch Thầy, nhân mùa Phật Đản, nhiều Phật tử phát tâm tu tập, tụng kinh, niệm Phật, phóng sanh, ăn chay, làm từ thiện, bố thí và cúng dường. Xin Thầy chỉ dạy chúng con, nên đón mừng ngày Phật Đản như thế nào, để không chỉ hội đủ những yếu tố tín ngưỡng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tôn giáo, nghĩa là việc làm tương ưng chí nguyện giác ngộ, hay nói khác hơn là Bồ Đề Tâm!

Câu hỏi 9: Kính bạch Thầy, trong lịch sử của Đức Phật, những lúc Ngài chứng kiến cảnh khổ chính là lúc ngài nhận ra sự thật cuộc đời, rồi phát chí nguyện xuất gia. Khi còn nhỏ Ngài từng chứng kiến cảnh khốn khổ côn trùng trong này hội cầy cấy (gọi là lễ Hạ Điền), đến khi trưởng thành, ngài chứng kiến cảnh người già – bệnh – chết. Bạch Thầy, có phải KHỔ là yếu tố cần thiết để giúp mình phát tâm tu giải thoát. Thầy nghĩ sao, chúng con cần  hằng ngày quán tưởng sự thật về khổ trong cuộc đời như Thái tử Tất Đạt Đa đã trải qua?

Câu hỏi 10: Kính bạch Thầy, trong kinh Pháp Hoa có nói rằng đức Phật Thích Ca đã thành Phật từ lâu, việc thị hiện ở cõi Ta Bà chỉ là hoá thân để độ sanh? Nhưng cũng có tài liệu cho rằng, trước khi hạ sanh cõi trần, ngài là một vị Bồ Tát, nhờ tu tập chánh định cõi này nên thành Phật. Xin Thầy cho chúng con hiểu thêm về 2 cái nhìn này?

Câu hỏi 11: Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, vị hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm là ngài Đạt Lai Lạt Ma đã tái sanh 14 lần để độ sinh từ năm 1477 đến nay. Tại sao đức Phật không trở lại cõi Ta bà này để tiếp tục cứu độ theo hạnh nguyện của Ngài, mà Ngài chỉ tuyên bố rằng thời mạt pháp sẽ đến, chúng sanh chịu nhiều đau khổ cho đến ngày đức Phật Di Lặc đản sanh. Xin Thầy có thể giúp chúng con hiểu được sự hành hoạt của Đức Phật Thích Ca, nhân duyên nào thì Ngài mới thị hiện trở lại?

Câu hỏi 12: Kính bạch Thầy, từ năm 2000 Liên Hiệp Quốc đã đứng ra tổ chức Ngày Phật Đản chung cho toàn thế giới, và sau đó các nước Phật giáo thay phiên đăng cai tổ chức. Mỗi năm như vậy, ngày Phật Đản Quốc Tế phổ biến một thông điệp Phật Đản. Năm nay, vị chủ tịch Liên Hiệp Quốc gửi thông điệp „Quyết tâm xây dựng cuộc sống hòa bình cho tất cả mọi người trên một hành tinh lành mạnh.“, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu cũng gửi thông điệp Phật Đản 2022 „Tâm Bình Thế giới bình“. Nhân đây, chúng con cũng xin Thầy gửi thông điệp Phật Đản đến cho toàn thể Phật Tử nhân mùa Phật Đản năm nay.

Câu hỏi 13: Liên Hiệp Quốc đã tổ chức Phật Đản vì “cầu” hoà bình cho thế giới, vậy thầy nghĩ, nhân ngày Phật Đản năm nay Liên Hiệp Quốc có thái độ nào đối với chiến tranh đang xảy ra giữa Nga và Ukraine hay không?

 

Facebook Comments Box

Trả lời