656 lượt xem

Hai Kiểu Học Phật Pháp: Kim Tự Tháp vs. Kim Tự Tháp Ngược

Thích Pháp Cẩn

Hai kiểu học Phật Pháp: kim tự tháp vs. kim tự tháp ngược.

Tìm hiểu, học tập về Phật Giáo thì mình thấy có 2 kiểu là kim tự tháp vs. kim tự tháp ngược.
Kim tự tháp ngược: là kiểu đi vào học ngay tác phẩm nào đó của Phật Giáo. Kiểu như đi vào chùa thì thấy bài chú Lăng Nghiêm hay Kinh Di Đà thì đọc luôn. Rồi chỉ lại cho người khác. Rồi từ từ nâng cao hiểu biết về Phật Pháp qua việc học thêm những bài Kinh hay sách báo về Phật Giáo. Kiểu kim tự tháp ngược này còn thể hiện qua ở các trường sơ cấp, trung cấp và cao đẳng Phật Giáo ở Việt Nam. Kim tự tháp ngược cũng thấy trong các tu viện và thiền viện. Cách học Phật kiểu này chiếm 99% người học gồm từ tăng ni cho đến Phật Tử.

Cách thứ hai, kim tự tháp: là học những môn đại cương căn bản trước cộng với một số môn mà nhà giáo dục cảm thấy cần thiết. Thí dụ phải học 12 năm phổ thông mà chả dính líu gì đến Phật Pháp. Rồi học thêm 1-2 năm Đại Học Đại Cương trong đó ngoài việt học toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân văn, còn học một số kĩ năng khác như Nói Chuyện Trước Công Chúng (Public Speaking), luyện kĩ năng tư duy có phán xét, phê bình, phản biện, phân tích (analytical and critical thinking), luyện tư duy logic… Trong thời gian đó còn học về các kĩ năng mềm khác nữa. Nhưng tuyệt nhiên không học gì về Phật Pháp cả. Sau đó mới bắt đầu học về Phật Pháp nhưng chưa đi vào trọng tâm mà chỉ đi quanh, học tổng quan trước. Cụ thể, có thể học về Các Tôn Giáo Á Đông (Asian Religions) trong đó có Đạo Phật, học về Triết Học Tôn Giáo, về Tâm Lý Học Tôn Giáo, về Xã Hội Học Tôn Giáo, về Nhân Chủng Học Tôn Giáo, Những Cực Đoan Trong Tôn Giáo…Rồi mới dần đi vào Phật Giáo như Triết Học Phật Giáo, Đạo Đức Học Phật Giáo, Tâm Lý Học Phật Giáo…Cách học kiểu này đúng theo mô hình kim tự tháp, tức đáy rộng và đỉnh nhỏ và cao. Người Việt mình có thể chỉ có 1% người học Phật Pháp kiểu này thôi. Mình may mắn được học cả hai kiểu này nên mình phần nào nhận ra sự ưu, khuyết của hai cách học này. Thí dụ cách học thứ 2 thì phải mất rất lâu mới được học về Phật Giáo. Ngược lại, cách học thứ nhất thì biết ngay về Đạo Phật nhưng không tiếp xúc được những nguồn hàn lâm và tâm thức hay cố chấp, tức là tin mạnh vào một số vấn đề không có thực hay không được nhiều người chấp nhận nên không dễ đối thoại hay trao đổi. Thực vậy, có những niềm tin đã bị khoa học hay kinh tế học bác từ lâu mà người đi theo cách giáo dục đầu vẫn không buông bỏ được niềm tin ấy. Theo tâm lý học thì cái gì đã gieo vào đầu từ nhỏ và lặp đi lặp lại nhiều lần thì khó lấy ra dù đó là sai đi chăng nữa. Thí dụ là theo kinh tế học thì vô sản là sai lầm nhưng rất nhiều người trong tôn giáo Á Đông vẫn đang ngợi ca vô sản, thậm chí có một số trung tâm thiền cho rằng giữ tiền, cũng như giữ thuốc phiện, là phạm giới phạm luật phạm nội quy. Cũng như thế, có khoảng một phần tư dân Mỹ và một phần ba dân Châu Âu hiện nay vẫn tin rằng mặt trời quay quanh trái đất (số liệu năm 2014).
Học Phật kiểu thứ 2 này được dạy trong các Đh Âu Mỹ. Thật ra ở các Học Viện Phật Giáo ở Việt Nam cũng có dạy kiểu này nhưng có thể chất lượng chưa được như mong ước…
Thực ra thì ở Việt Nam đã có một đôi trường bắt đầu đào tạo bài bản về tôn giáo. Về những môn học có thể nói đã tương đối đầy đủ, bài bản theo chuẩn mực thế giới. Có thể kể tên 2 trường là Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường KHXH và NV với chương trình Cử Nhân Tôn Giáo và trường thứ 2 là ĐH Quốc Gia TP HCM–Đh KHXH và NV–Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo đào tạo cử nhân Tôn Giáo. Thật vậy, 2 trường này đào tạo khá bài bản từ Giáo Dục Đại Cương đến Chuyên Ngành Cơ Sở. Mình thấy có Tôn Giáo Học Đại Cương, Phương Pháp Nghiên Cứu Tôn Giáo, Tâm Lý Học Tôn Giáo, Xã Hội Học Tôn Giáo, Nhân Chủng Học Tôn Giáo, Xã Hội Học Tôn Giáo, Triết Học Tôn Giáo, Tôn Giáo và Khoa Học, Tôn Giáo và Văn Hoá, Tôn Giáo và Chính Trị, Tôn Giáo và Đạo Đức,…Một vấn đề của 2 trường đào tạo tôn giáo ở vn này là có một số môn học đặc thù của Chính Trị Việt Nam như Những Nguyên Lý Cơ Bản của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Đường Lối Cách Mạng Việt Nam…Mình không biết là những môn này là tự chọn hay bắt buộc? Thực ra thì ở Mỹ cũng có một số môn khá là đặc thù. Thí dụ ngày trước học ở Florida thì có những môn đặc thù vùng ấy như là Môi Trường Ở Florida, Disney,…nhưng những môn này thuộc về tự chọn mà không bắt buộc. Mình chả học những môn này vì mình nghĩ sẽ đi khắp thế giới chứ không ở mỗi Florida. Một vấn đề nữa là ở 2 trường này là đào tạo về Phật Học rất ít mà chỉ quanh quẩn đại cương tôn giáo khá chung chung mà thôi; chưa có những lớp chuyên hơn về Phật Giáo cho sv năm 3 năm 4.

 

Facebook Comments Box

Trả lời