3230 lượt xem

Vua Bimbisāra, Người Bạn Lớn và Vị Đệ Tử Thuần Thành của Đức Phật, Người Hộ Pháp Bảo Trợ Đạo Phật Đắc Lực Trong Thời Đức Phật

Thích Trừng Sỹ

 

Vua Bimbisāra sinh năm 558 B.C.E., (2020 + 558 = 2,578 năm), băng hà năm 491 B.C.E., (2020 + 491 = 2,511 năm), hưởng thọ 67 tuổi.

Cha ông là vua Bhattiya. Bimbisara là vua của nước Magadha và người bảo trợ của Đức Phật. Ông lên ngôi ở tuổi 15 và trị vì ở Rājagaha trong 52 năm.

Đức Phật lớn hơn Bimbisāra 5 tuổi, và chưa tới mười lăm năm sau khi lên ngôi, vua Bimbisāra mới nghe Đức Phật thuyết giảng và trở thành đệ tử cư sĩ của Đức Phật.

https://www.youtube.com/user/Hoatraituhoc/videos

Mời Quý Vị xem các Bài Giảng Song Ngữ tiếng Việt và English

Người ta nói (Mhv.ii.25ff.; Dpv.iii.50ff) rằng hai người là bạn bè thời còn trẻ nhờ h bạn tồn tại giữa cha họ. Cha của Bimbisāra được gọi là Bhāti (MT.137; Dpv.iii.52); theo nguồn tin tài liệu của Tây Tạng (Rockhill, op. cit., 16), cha ông được gọi là Mahāpaduma và Mẹ ông được gọi là Bimbī.

Nhưng theo bài Kinh Pabbajā (SN.vs.405ff.; Cũng J.i.66 và DhA.i85; cũng Rockhill, trang 27), cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Phật và vua Bimbisāra đã diễn ra tại Rājagaha ở Pandavapabbata, chỉ sau khi Đức Phật xuất gia.

Khi vua nhìn thấy Siddhartha Gautama, một vị tu sĩ khổ hạnh, trẻ, cao ráo, hảo tướng, và khoan thai băng qua bên dưới cửa sổ của cung điện, nhà vua phái các sứ giả theo dõi và biết vị tu sĩ trẻ đang dừng chân để ăn trưa.

Vua Bimbisāra tới thăm và thỉnh mời Siddhartha Gautama ở lại triều đình và làm một vị trí quan trọng trong hoàng cung. Tuy nhiên, sự thỉnh mời của nhà vua không được vị vị tu sĩ trẻ chấp nhận, người cho biết là một thái tử Siddartha Gautama của thành Kapilavastu từ bỏ ngôi vua trở thành vị tu sĩ không nhà.

Khi nghe việc rõ ràng, nhà vua chúc vị tu sĩ trẻ sớm đạt thành chánh giác và nhớ trở lại thăm Rājagaha trước ngay sau khi chứng ngộ.

Để thực hiện lời hứa tốt đẹp, ngay sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đến thăm Rājagaha và thuyết pháp cho vua Bimbisāra và mọi người trong hoàng cung. Sau khi nghe Pháp, vua mọi người thính Pháp chứng quả dự lưu sotāpannas.

Ngày hôm sau, vua cung thỉnh Đức Phật và Tăng Đoàn vào cung để thọ trai. Lúc đó, một nhóm tốp ca đoàn của hoàng gia cất lên tiếng hát để ca ngợi sự vinh quang giác ngộ của đức Phật.

Tam Bảo Ca:

I love Buddha

I love Buddha

Yes, I do/ Yes, I do.

 

Buddha is my Teacher

 Buddha is my Teacher.

 Teaching me to be free

Teaching me to be free.

I love Dharma

I love Dharma

Yes, I do/ Yes, I do.

 

Dharma is my Sister

Dharma is my Sister.

Teaching me to be free

Teaching me to be free.

 

I love Sangha

I love Sangha

Yes, I do/ Yes, I do.

 

Sangha is my Brother

Sangha is my Brother.

Teaching me to be free

Teaching me to be free.

Khi buổi thọ trai kết thúc, vua Bimbisāra rót nước từ một cái bình bằng vàng trên tay Đức Phật và phát tâm cúng dường tu viện Veluvana cho Đức Phật và Tăng Đoàn để tùy nghi sử dụng (Vin.i.35ff).

Tu viện Veluvana do vua Bimbisāra xây dựng là món quà cao quý dâng cúng Đức Phật và Tăng Đoàn với năm ước nguyện thành tựu tốt đẹp của vua như sau:

1/  Bimbisāra trở thành Vua ở xứ Rājagaha

2/  Đức Phật đến thăm Rājagaha, nơi trị vị nhà vua đang trị vì.

3/  Vua chờ đợi sự viếng thăm của Đức Phật

4/ Đức Phật thuyết Pháp cho vua và mọi người trong triều đình

5/ Vua và mọi người trong triền đình hiểu Pháp và chứng ngộ quả dự lưu Sotāpanna (Vin.i.36) sau khi nghe Phật thuyết giảng.

Vua và mọi người trong hoàng cung đều trở thành những người đệ tử tại gia của Đức Phật.

Sau khi chứng quả dự lưu, từ lúc này trở đi cho tới trọn đời, khoảng 37 năm, vua Bimbisāra đã làm hết khả năng của vua để giúp đỡ đạo Phật, con đường tỉnh thức và  hòa bình phát triển nhanh chóng trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Nhà vua tự mình phát nguyện thực hành 6 ngày trai giới trong hàng tháng (PvA.209).

Theo chế độ đa thê, vua Bimbisāra có tổng cộng là 6 người vợ:

  1. Hoàng hậu Kosaladevī, em gái của vua Pasenadi của nước Kosala, có người một hoàng tử là Ajātasattu (cũng là J.iii.121).
  2. Ái phi Khemā
  3. Thứ phi Padumavatī, kỹ nữ hạng sang, có một hoàng tử là Abhaya
  4. Thứ phi kỹ nữ Ambapālī có một hoàng tử là Vimala Kondañña
  5. Thứ phi Sīlava
  6. Thứ phi Jayasena

Những người vợ thứ 2, 3, và thứ 4 sau này đi tu trở thành những vị Tỳ kheo ni, những đệ tử xuất gia của Đức Phật.

Theo các sớ giải, sự qua đời của Bimbisāra là một cái chết đáng buồn (ví dụ: DA.i.135 ff; xem thêm Vin.ii.190f).

Những nhà tiên tri tiên đoán, trước khi chào đời, Ajātasattu sẽ mang đến cái chết của cha ông, vì lý do đó mà mẹ ông muốn phá thai. Nhưng vì lòng thương con, nên vua Bimbisāra đã không làm điều này, và khi Ajātasattu sinh ra, phụ vương của ông đã đối xử ông bằng tình thương lớn nhất.

Khi trưởng thành, Ajātasattu thường xuyên giao du với bạn xấu ác Devadatta, người đã thuyết phục Ajātasattu xóa ngôi vua Bimbisāra bằng cách giết vua, người bảo trợ đắc lực cho Đức Phật và Tăng Đoàn.

Devadatta nghĩ rằng sự bảo trợ của Bimbisāra về Đức Phật là chướng ngại lớn nhất cho Devadatta trên con đường muốn làm một nhà  lãnh đạo Tăng Đoàn.

Âm mưu đen tối của Ajātasattu và Devadatta đã bị phát hiện. Các cận thần của vua Bimbisāra khuyên vua nên giết Ajātasattu và cấm Ajātasattu không giao du với Devadatta. Vì Ajātasattu là con của vua Bimbisāra, nên vua không nỡ nào giết và chỉ khuyên bảo con mình không giao lưu với Devadatta.

Nhưng vì nghiệp lực xấu ác, vì muốn cướp ngôi vua, Ajātasattu vẫn tiếp tục giao lưu với Devadatta, người thường xuyên động viên và xúi giục Ajātasattu trực tiếp giết hại vua Bimbisāra để vua không còn giúp đỡ và hỗ trợ Đức Phật và Tăng Đoàn.

Vì tham quyền cố vị ngôi vua và làm theo lời ác của Devadatta, đợi khi vua cha ngủ, Ajātasattu ra lệnh nịnh thần bắt giam và bỏ đói vua cha vào trong ngục tối, không cho phép ai vào thăm vua, ngoài mẫu hậu của Ajātasattu.

Mỗi lần vào thăm vua, bà Vaidehi, chánh hậu vợ vua Bimbisara, mang theo bình vàng chứa đầy thức ăn được che giấu đồ mặc của bà. Phát hiện việc này, Ajātasattu không cho phép bà đem thức ăn khi bà vào thăm vua.

Lần khác vào thăm vua, bà tắm rửa sạch sẽ và bôi mật ong vào người để cho vua dùng. Đây là nguồn thức ăn duy nhất để giúp vua duy trì sự sống.

Cuối cùng, các chuyến thăm của hoàng hậu bị cấm; nhưng nhà vua vẫn tiếp tục duy trì sự sống nhờ niệm ơn Tam Bảo và thực tập thiền định trong ngục tối.

Khi nghe biết việc này, Ajātasattu sai thợ cạo tóc đi vào trong ngục cạo hai gót chân hở của vua và đắp vào vết thương bằng muối và giấm, và đốt chúng bằng than. Khi thấy họ vào, vua Bimbisāra nghĩ rằng Ajātasattu, con trai của vua bảo người thợ cạo đến cạo râu và tóc của vua.

Nhưng sự thật diễn ra không như vua Bimbisāra nghĩ. Các thợ cạo làm theo lệnh của Ajātasattu.

Ngày hôm sau, biết mình sắp băng hà, thực hành lời Phật dạy, vua Bimbisara quán chiếu chiếu thân tâm và nghiệp:

“Thân này không phải là tôi,

Tôi không kẹt vào nơi thân ấy,

Tôi là sự sống thênh thang,

Chưa bao giờ từng sinh,

và cũng chưa bao giờ từng diệt.

Nhìn kia! Biển rộng trời cao,

Muôn vàn tinh tú lao xao.

Tất cả biểu hiện cùng tôi

từ nguồn linh tâm thức,

từ muôn đời tôi vẫn tự do.

Tử sinh là cửa ngõ ra vào,

Tử sinh là trò chơi cút bắt.

Hãy mỉm cười cùng tôi,

Hãy thở nhẹ cùng tôi,

Hãy thiền tập cùng tôi,

Hãy niệm Phật cùng tôi.” [1]

Sau khi quán chiếu xong, Vua băng hà và buông bỏ thân này nhẹ nhàng, và tái sanh về cõi trời Cātummahārājika làm một vị deva tiếp tục hộ trì Tam Bảo.

Khi ấy một người con trai của Ajātasattu được sinh ra ngay khi vua Bimbisāra băng hà. Niềm vui được trải nghiệm khi đứa con trai chào đời khiến ông nhận ra điều gì đó về tình thương mà cha ông đã dành cho ông, và ông thắc mắc với mẹ ông.

Hoàng hậu Vaidehi kể cho ông, người con trai của bà, nghe những câu chuyện về thời thơ ấu của ông, và ông đã hối cải, nhưng quá muộn màng, về nghiệp ác của ông.

Nơi đây là ngục tù của Vua Bimbisara 

Ngay sau đó, mẹ ông qua đời vì đau buồn nghiệp ác của con trai của bà.  Với hành động ăn năng sám hối của Ajātasattu, theo gương hộ trì Tam Bảo của vua cha ông Bimbisāra, Ajātasattu tiếp tục bảo trợ Phật giáo, đặc biệt là trong kỳ kiết tập Kinh Điển lần thứ nhất ở vương quốc Magadha.

Lúc còn sanh tiền, vua Bimbisāra đã cung thỉnh Đức Phật thường xuyên tập hợp và giảng dạy cho Tăng Đoàn vào những ngày mồng một, mồng tám, mười bốn và mười lăm mỗi tháng. Lời thỉnh cầu vua được Đức Phật hoan hỷ đồng ý. (Vin.i.101f.)

Tình thương tôn kính của vua Bimbisāra đối với Đức Phật là không có giới hạn. Khi nghe tin Đức Phật đến thăm Vesāli, vua đã cho người tu bổ toàn bộ con đường đi từ Rājagaha đến sông Hằng và từ sông Hằng tới Rājagaha, và trang trí nhiều bông hoa khác nhau hai bên đường, mỗi đoạn đường, có một nhà nghỉ để Đức Phật và Tăng Đoàn dừng chân nghỉ ngơi.

Hai chiếc lọng được cung cấp cho Đức Phật và một chiếc lọng cho mỗi nhà sư. Đích thân nhà vua tháp tùng, bảo hộ, và hộ tống chuyến đi để chăm sóc Đức Phật, dâng tặng bông hoa, nước hoa, và tất cả các vật dụng cần thiết cho Đức Phật và Tăng Đoàn trong suốt cuộc hành trình kéo dài khoảng hơn mười ngày. 

Các mối quan hệ giữa vua Bimbisāra và các vị vua khác trong vùng lân cận và ở nơi khác 

Trước hết, các mối liên hệ hữu nghị giữa vua Bimbisāra và vua Pasenadi rất là thân thiết.

Họ được kết nối bằng tình hôn nhân, mỗi vua đã kết hôn với một em gái của người kia sống không những thân thiện với các vua ở lân bang, mà còn thân thiện với các vua ở nơi khác (Dvy.545) bởi lẽ họ khéo thực hành và áp dụng năm điều đạo đức Phật giáo vào trong đời sống hoàng gia hằng ngày.

Thay Lời Kết

Vua Bimbisāra và Đức Phật hai người bạn lớn có những mối liên hệ rất thâm tình. Một bên là một nhà lãnh đạo chính trị có đời sống và hạnh phúc thế tục trong khi bên kia là một vị đạo sư tâm linh có đời sống và hạnh phúc thoát ly trần đời.

Một lần nọ khi vua Bimbisāra và Đức Phật gặp nhau và chào nhau, nhà vua nói ông là người hạnh phúc nhất trong hoàng cung trong khi đó Đức Phật nói Đức Phật là người hạnh phúc nhất trên đời và hạnh phúc hơn nhà vua rất nhiều. (M.i.95)

Đức Phật nói Người đã từ bỏ con đường làm vua từ lâu rồi, bởi vì con đường làm vua bận rất nhiều việc thế sự, xen lẫn nhiều việc tranh chấp ganh tỵ, đố kỵ, nghi kỵ, hơn, và thua ở đời trong khi đó con đường làm Phật xả ly mọi thứ ấy, tự tại và thong dong ngay tại thế gian này. Khi nghe việc ấy, nhà vua ghi nhận và thấu hiểu những lời sâu sắc của Đức Phật, và phát nguyện hết lòng ủng hộ Phật giáo.

 

Tham khảo các Websites

 

http://www.palikanon.com/english/pali_names/b/bimbisara.htm

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A7n-b%C3%A0-sa-la

http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhism/lifebuddha/2_3lbud.htm

 

 

[1]  Xem Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta

http://phathoc.net/thu-vien/kinh/nam-  truyen/7EC203_kinh_vo_nga_tuong/p1.aspx

http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/nghe-audio/131-thin-ca/1036-hnh-phuc-bay-gi?start=7

Facebook Comments Box

Trả lời