1116 lượt xem

Giáo Dục Thai Nhi trong Đạo Phật

Thích Trừng Sỹ

 

Giáo Dục Thai Nhi trong Đạo Phật

 

Giới thiệu tổng quát

 

Thai nhi bắt nguồn từ một dạng phôi thai của mầm sống của một con người hay con vật. 

Nó được hình thành là nhờ tinh trùng của cha, noãn sào của mẹ, nghiệp thức, hay thức tái sinh (Gandhabha), thức ăn, thức uống, ánh sáng, thời gian, không khí, hơi ấm, v.v… 

nghiệp lực, con người được sinh ra trong các gia đình khác nhau với những người cha và người mẹ có mẫu nghiệp tương thích với họ trong khi đó đức Phật, chư vị Bồ-tát, chư vị thánh tăng vì nguyện lực độ sinh mà chư vị có mặt trong cuộc đời. 

Giáo dục thai nhi trong đạo Phật

Thời gian của một thai nhi trưởng thành trong bụng mẹ

giáo dục thai nhi trong bụng mẹ

sự tri ơn con cái đối với cha mẹ

Dựa vào bài Kinh Báo Ơn Cha Mẹ,

Đức Phật dạy ơn sâu của con cái đến cha mẹ

A-nan-đa thân mến, về ân đức mẹ, trong vòng mười tháng, đi lại nặng nề, cưu mang nhọc mệt, khổ không kể xiết. 

Khi thai nhi vừa được một tháng tuổi, ở trong thai mẹ, đời sống của thai nhi rất là mong manh giống như hạt sương dính trên ngọn cỏ, sáng sớm nó còn tụ đọng, gần tới trưa, nó đã tiêu tan, không được bền lâu. 

Khi thai nhi được hai tháng tuổi, ở trong bụng mẹ, nó giống như cục sữa đặc, dễ bị tan vỡ.  

Khi thai nhi được ba tháng tuổi, ở trong thai mẹ, nó như cục máu đong. 

Khi thai nhi được bốn tháng tuổi, ở trong thai mẹ, nó hơi hơi bắt đầu mang hình dáng người.  

Khi thai nhi được năm tháng tuổi, ở trong thai mẹ, nó bắt đầu tạo hình dáng người gồm có đầu, hai tay, và hai chân.  

Khi thai nhi được sáu tháng tuổi, ở trong thai mẹ, nó có đủ sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. 

Khi thai nhi được bảy tháng tuổi, ở trong thai mẹ, nó có đủ ba trăm sáu mươi xương khớp được hình thành và tám mươi bốn ngàn lỗ chân lông được hoàn tất.  

Khi thai nhi được tám tháng tuổi, ở trong thai mẹ; phủ tạng mới sinh, ý chí mới đủ, chín lỗ mới thông. 

Ví dụ,  não, tủy sống, tim, gan, phổi, thận, dạ dày, lá lách, ruột kết, ruột già, ruột non, bàng quang; 

hai lỗ mũi, hai lỗ tai, hai lỗ ghèn, lỗ miệng, lỗ tiểu, lỗ vệ sinh, hay hậu môn. 

Khi thai nhi được chín tháng tuổi, ở trong thai mẹ, nó mới đủ hình người, ngồi trong bụng mẹ, nó học cách hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau của các loại thức ăn và thức uống, nó bị nội tạng của mẹ đè ép như núi tu di: núi nghiệp, núi máu, núi nhầy rót vào trong miệng thai nhi. 

Trong lòng mẹ, trong vòng mười tháng, trọn vẹn một trăm phần trăm, cho đến ngày chào đời, nếu đứa con hiếu thảo, nó sẽ chắp tay thành kính và chui ra dễ dàng, việc sinh ra sẽ bình an, tốt lành không làm tổn thương đến người mẹ.

Tuy nhiên, nếu đứa trẻ có bản chất khó chịu và nổi loạn, nó sẽ giẫy giụa rất nhiều, làm tổn thương tử cung của mẹ và xé nát trái tim và lá gan của mẹ. Sự chào đời này sẽ cảm thấy như những lát cắt của ngàn con dao hay như vạn nhát kiếm sắc nhọn đâm vào tim người mẹ vô cùng đau đớn. 

Như vậy, khi một đứa trẻ chào đời, người mẹ gặp buồn vui lẫn lộn. 

Phật bảo A-nan-đa: Công ơn từ mẫu gồm có mười điều, những ai là kẻ làm con phải lo báo hiếu. Những gì là mười? 

Thứ nhất là sự ân cần bảo vệ và chăm sóc khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ. 

Thứ hai là sự ân cần cưu mang khổ đau trong suốt kỳ sinh nở. 

Thứ ba là sự ân cần quên hết nỗi đau một khi đứa bé chào đời. 

Thứ tư là sự ân cần tự mình ăn đắng, để dành bùi ngọt cho con. 

Thứ năm là sự ân cần chuyển đứa trẻ đến nằm chỗ khô ráo và tự mình nằm chỗ ướt. 

Thứ sáu là sự ân cần cho con bú bên vú mẹ và nuôi nấng, dạy dỗ con.  

Thứ bảy là sự ân cần rửa sạch ô uế cho con.  

Thứ tám là sự ân cần luôn nghĩ đến đứa trẻ khi nó đã đi xa nhà. 

Thứ chín là sự ân cần chăm lo con chu đáo.

Thứ mười là sự ân cần mong con khi lớn lên trở thành người tài đức trong cuộc đời.

 

 

 

Facebook Comments Box

Trả lời