1885 lượt xem

Thông Điệp Mùa Lễ Hội Vesak của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc António Guterres PĐ. 2644 – 2020

Chuyển ngữ by Thích Trừng Sỹ

 

Siddhartha Gautama, Đức Phật, sinh năm 624 B.C. trong những khu vườn nổi tiếng của Lumbini, nơi đã sớm trở thành một nơi hành hương. © Trang web của Liên Hợp Quốc / Pengfei Mi

Trong thời đại sự không khoan dung và bất bình đẳng đang gia tăng, thì thông điệp của Đức Phật về bất bạo động và phục vụ người khác có liên quan hơn bao giờ hết.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres[1]

“Vesak”, ngày Trăng Tròn tháng 5 dương lịch, tương đương với ngày Rằm tháng Tư âm lịch, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu tín đồ Phật tử trên khắp thế giới. Năm 624 trước thường lịch 2020, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đản sinh lần thứ 2644 năm. Ngày Đại Lễ Vesak bao gồm ba sự kiện quan trọng của cuộc đời Đức Phật, đó là, Đản Sinh (624 + 2020 = 2644), Thành Đạo (624 – 35 = 589 / 589 + 2020 = 2609), và Nhập Niết Bàn (624 – 80 = 544 / 544 + 2020 = 2564).

Theo nghị quyết 54/115 năm 1999, Đại Hội Đồng đã công nhận Ngày Đại Lễ Vesak là Ngày Lễ Hội Quốc Tế, và ghi nhận rằng đạo Phật, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đã thực hiện và đóng góp văn hóa tâm linh toàn cầu cho nhân loại cách đây hơn hai mươi sáu thế kỷ qua. Hằng năm, đại lễ này được kỷ niệm tại Trụ Sở Liên Hợp Quốc, ở Thành phố New York, Hoa Kỳ, và các văn phòng khác của Liên Hợp Quốc, tham khảo ý kiến ​​của các văn phòng Liên Hợp Quốc có liên quan và với các nhiệm vụ thường trực, cũng muốn được tư vấn.

Những lời dạy vàng ngọc của Đức Phật và bức thông điệp từ bi, hòa bình, và lòng thiện chí của Người đã làm lay động cho hàng triệu trái tim trên khắp thế giới. Họ là những người đã và đang thực hành và ứng dụng lời dạy của Đức Phật vào trong đời sống hằng ngày để đem lợi lạc cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Thông điệp của cựu Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc, Ông Javier Perez de Cuellar, gửi đến những người Phật tử vào ngày đại lễ Vesak, tháng 5, năm 1986 có đoạn ghi rằng:

“Trong khi kỷ niệm mùa đại Lễ Đản Sinh, Thành Đạo, và Niết-bàn của Đức Phật Gautama, quý Phật tử trên khắp thế giới có một cơ hội tuyệt vời để tôn vinh bức thông điệp từ bi và tấm lòng phục vụ nhân sinh. Ngày nay, bức thông điệp này có nhiều giá trị thiết thực hơn bao giờ hết.”

Hòa bình, sự hiểu biết, và tầm nhìn chân chánh về nhân loại là điều cần thiết để mọi người chúng ta có thể thay thế sự khác biệt quốc gia và quốc tế về việc đối phó với những phức tạp của thời đại hạt nhân.

Triết lý này được tìm thấy ở trung tâm của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Nó cần làm nổi bậc trong mọi suy nghĩ của chúng ta, đặc biệt là trong Năm Hòa Bình quốc tế này” — Javier Perez de Cuellar.

Thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc 

António Guterres

Tôi xin gởi những lời chúc tốt đẹp nhất tới mọi người trên khắp thế giới đang làm lễ Vesak, nhằm tôn vinh ba sự kiện trọng đại của cuộc đời của Đức Phật, đó là, sự Đản Sinh, Thành Đạo, và Nhập Niết Bàn. Tất cả chúng ta, dù là Phật tử hay không phải Phật tử, đều phải suy ngẫm về cuộc đời của Đức Phật và lấy cảm hứng từ những lời dạy giá trị thiết thực và hữu ích của Người đối với nhân loại ngày nay.

Trong thời đại gia tăng bất bình đẳng và lòng không khoan dung, bức thông điệp từ bi –  bất bạo động và phục vụ cho tha nhân có giá trị thiết thực và hữu ích cho nhân sinh hơn bao giờ hết.

Vào Ngày Đại Lễ Vesak năm nay, chúng ta hãy cùng nhau làm mới sự cam kết dài lâu của mình để xây dựng một thế giới hòa bình và có phẩm chất tốt đẹp cho thế giới ngày nay.

Kính chúc quý vị an vui trong mùa đại Lễ Vesak.

Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc

António Guterres

 

[1] https://www.un.org/en/observances/vesak-day

 

 

Facebook Comments Box

Trả lời