1142 lượt xem

Địa Phương Hoá Quan Âm

Thích Pháp Cẩn

Đức Bồ tát Quan Âm (còn gọi là Quán Âm—Kuan-yin) mà chúng ta thấy và kính lễ hiện nay có dáng là người nữ. Trong quá khứ, bồ tát Quan Âm, cũng như các vị bồ tát khác, trong Phật Giáo Đại Thừa không có giới tính mặc dù ở Ấn Độ, Đông-Nam Á, Tây Tạng hay Trung Quốc cho đến đời Đường thì Đức Quan Âm có dáng nam quý phái của hoàng tử.
Có một quá trình gọi là Trung Hoa Hoá Phật Giáo (the Chinese transformation of Buddhism hay ngôn ngữ hàn lâm thì dùng là the Sinification of Buddhism), tức Phật Giáo đến Trung Quốc thì có bản sắc Trung Hoa, không còn bản sắc Phật Giáo Ấn Độ nữa. Hình tượng Quan Âm là người nữ, mà nữ rất giống người đẹp Trung Hoa, là một minh hoạ cho quá trình Trung Quốc Hoá Phật Giáo này. Khác với văn hoá Hy Lạp là các vị anh hùng sẽ thành Thần trên đỉnh núi Olympia, văn hoá Trung Quốc làm ngược lại là những nhân vật thành linh nào không rõ xuất xứ sẽ làm cho họ trở thành người với xuất xứ rõ ràng như sinh ở đâu, con cái nhà ai, thời đại nào…Theo văn hoá Trung Hoa thì có nàng công chúa tên Miao-shan do tích nhiều công đức lên đã thành bồ tát Quan Âm. Nàng đã hi sinh mắt và tay để cứu cho vua. Công đức ấy làm nàng có thể có đến ngàn tay ngàn mắt để nhìn thấy nỗi khổ của rất nhiều người và ra nhiều tay cứu độ họ. Thành ra bồ tát ngàn tay ngàn mắt. Ngày sinh của công chúa, 19 tháng 2, sau này thành ngày Vía Quán Âm.
Bồ Tát Quan Âm, cùng với Bồ Đề Đạt Ma, khi đi vào văn hoá Trung Quốc, đã trở nên phổ biến có khi còn hơn cả Phật Thích Ca. Một lí do là Quan Âm của Phật Giáo lại hoà vào một nhân vật cũng tên Quan Âm trong Đạo Lão mà theo tôn giáo này thì Quan Âm có nhiều phép mầu nhiệm, linh ứng hơn.

Khi Phật Giáo về Việt Nam thì tôn giáo này có sự Việt Nam Hoá. Nước ta đã có một vị bồ tát Quan Âm rất Việt Nam với vẻ bề ngoài. Cả tên cũng rất Việt: Quan Âm Thị Kính. Mình cũng có nhiều vị bồ tát Quan Âm nữa, như Quan Âm Hương Tích.
Mình sẽ viết tiếp về quá trình Mỹ Hoá Phật Giáo (Americanization of Buddhism).

Facebook Comments Box

Trả lời